Giúp bệnh nhân Alzheimer giao tiếp tốt hơn

Quên luôn cả ngôn ngữ khiến bệnh nhân Alzheimer không biết cách diễn đạt ý nghĩ của mình

Ngừa bệnh Alzheimer nhờ ngủ nghiêng

Bị sa sút trí tuệ có cần khám và điều trị ở bệnh viện?

Thuốc nào phòng bệnh Alzheimer?

Sự đáng sợ khi chăm sóc người bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh lý thoái hóa thần kinh tuổi già khiến bệnh nhân mất dần trí nhớ và cả khả năng giao tiếp của mình. Dấu hiệu của khó khăn trong giao tiếp là bệnh nhân bắt đầu nói lắp, dùng cử chỉ nét mặt để biểu lộ những gì họ muốn nói. Trong giai đoạn này, bạn phải giúp bệnh nhân nói chuyện được lưu loát hơn vì đây chính là một trong những phương pháp làm chậm lại tốc độ mất trí nhớ.

Bệnh nhân Alzheimer khó có khả năng giao tiếp một cách bình thường

Dưới đây là những lưu ý khi bạn muốn cải thiện khả năng giao tiếp của bệnh nhân Alzheimer:

Thu hút sự chú ý của bệnh nhân: Muốn nói chuyện với bệnh nhân Alzheimer, bạn phải thu hút được sự chú ý của họ trước. Hãy gọi tên, xua tay hay làm bất kỳ điều gì để người bệnh tập trung vào mình trước khi bắt đầu nói chuyện.

Tập trung trong câu chuyện: Hãy thể hiện cho bệnh nhân thấy rằng bạn đang thực sự quan tâm đến họ và những lời nói của họ. Nhìn thẳng vào mắt của họ và nói chuyện một cách nhẹ nhàng, nét mặt thân thiện để bệnh nhân không bị kích động.

Ngôn ngữ cơ thể: Người bệnh sẽ có thể phải dùng đến tay, nét mặt, cử chỉ và điệu bộ để thể hiện điều họ muốn nói. Khi nói chuyện với người mắc bệnh Alzheimer, tuyệt đối bạn không nên nói lầm bầm trong miệng hoặc vừa ăn vừa nói chuyện.

Nói chuyện rõ ràng với âm lượng vừa phải, không nên nói quá nhanh hoặc quá chậm, khi nói chuyện, bạn cần dùng từ ngữ ngắn gọn, đơn giản và quen thuộc, dừng lại trong thời gian cần thiết để bệnh nhân có thể hiểu được những gì bạn đang nói trước khi nói tiếp câu tiếp theo.

Bạn có thể nói chuyện với người bệnh về những điều cần làm, các bước để thực hiện một công việc nào đó, hỏi về những điều đơn giản như thời tiết, thời gian, nhận mặt người thân… Bạn cần sử dụng tên người, tên vật trong câu nói thay vì dùng các đại từ thay thế như “cô ấy” “ông ấy”, “bà ấy”, “cái đó”…

Tích cực hơn: Người bệnh Alzheimer rất dễ bị kích động nên thay vì nói rằng “đừng làm cái đó”, bạn có thể nói bệnh nhân làm “thử cái này xem”…

Nói rõ hơn thay vì nói lặp lại: Trong khi nói chuyện với bệnh nhân Alzheimer, sẽ có những điều mà họ không thể nào hiểu được. Thay vì lập lại những gì đã nói, bạn sẽ phải tìm một cách khác để diễn đạt những gì mình muốn nói. Bởi vì, một khi bệnh nhân không hiểu thì cho dù bạn có lặp lại cả 100 lần, người bệnh cũng sẽ không hiểu. Những gì lưu trữ trong não bộ của họ về cụm từ đó đã bị xóa bỏ.

Giảm tiếng ồn xung quanh: Tiếng ồn từ đài phát thanh, TV hoặc những tiếng ồn bất chợt có thể khiến cho bệnh nhân bị phân tâm trong cuộc nói chuyện. Muốn cho bệnh nhân tập trung, bạn phải chọn một môi trường yên tĩnh.

Kiên nhẫn: Nói chuyện với bệnh nhân Alzheimer là bạn phải thật kiên nhẫn. Hãy khuyến khích bệnh nhân nói về suy nghĩ của họ càng nhiều càng tốt. Điều này có nhiều ích lợi cho quá trình giao tiếp của họ và cải thiện tình trạng bệnh.

Giảm triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh: Bổ sung hoạt chất Huperzine A được chiết xuất từ cây thạch tùng răng cưa – một loại thảo dược hiếm có sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm các triệu chứng vốn có và ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh. Bệnh nhân sẽ giao tiếp tốt hơn khi các triệu chứng của bệnh suy giảm.

Tiêu Bắc H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già