Phân biệt bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác cách nào?

Phân biệt bệnh Alzheimer và các dạng mất trí nhớ khác không đơn giản

Lối sống sai lầm làm trầm trọng căn bệnh hiểm Huntington

Bệnh Parkinson có gây mất trí nhớ?

Tuổi thọ của người bệnh Alzheimer theo từng giai đoạn bệnh

Mắc bệnh Alzheimer có được hiến tạng?

TS.BS Derick Scovel – chuyên gia thần kinh, tâm lý học lâm sàng Mỹ trả lời:

Bạn thân mến,

Sa sút trí tuệ là căn bệnh khiến người mắc suy giảm khả năng suy nghĩ, khả năng tư duy và khả năng nhớ lại, dần dẫn đến mất trí nhớ và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Sa sút trí tuệ tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ được phân loại thành các dạng khác nhau.

Alzheimer là dạng phổ biến nhất trong các bệnh sa sút trí tuệ và đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt ở các nước phát triển (những nước có dân số già) có khoảng 5 - 25% dân số từ 70 tuổi trở lên mắc căn bệnh này. Alzheimer ảnh hưởng đến khoảng 5 triệu người Mỹ. Nếu một ai đó mắc bệnh Alzheimer, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đặc trưng ở người bệnh như mất trí nhớ, không thể tư duy trong lập kế hoạch và thậm chí là không nhớ được các công việc quen thuộc mình vẫn thường làm.

Sa sút trí tuệ do mạch máu (Vasaular dementia) cũng là căn bệnh thường gặp, yếu tố gây bệnh là vì não không nhận đủ máu do mạch bị tắc, làm cho tế bào không nhận được máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, tạo nên hiện tượng loạng quạng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do mắc  một số bệnh như bệnh đột quỵ, đái tháo đường và tăng huyết áp...

Sa sút trí tuệ thể DLB (Lewy Body Disease) hay còn gọi là bệnh DLB là căn bệnh dễ nhận biết nhất do nó có nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong các tế bào thần kinh thùy não. Các chất cặn lắng này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi, làm cho chân tay bị run.

Sa sút trí tuệ Parkinson xuất hiện ở những người mắc bệnh Parkinson bao gồm các triệu chứng lãnh cảm, rối loạn tình cảm (tâm trạng lo lắng), suy nghĩ bị xáo trộn (ảo giác hoặc hoang tưởng), thay đổi nhân cách và rối loạn giấc ngủ.

Bệnh Huntington là một bệnh nhược thần kinh di truyền với các triệu chứng bất thường về thể chất, chẳng hạn như làm chậm các động tác hoặc cử động không kiểm soát.

Trên đây là những căn bệnh sa sút trí tuệ phổ biến. Tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân được phân loại các bệnh sa sút trí tuệ khác nhau. Mẹ bạn từng bị đột quỵ, có nghĩa là bà có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu nhưng cũng không loại trừ khả năng bà cũng bị mắc bệnh Alzheimer. Hai căn bệnh này có thể song hành ở các mức độ khác nhau trên cùng một bệnh nhân. Ở lứa tuổi của mẹ bạn cần thiết bổ sung thêm các Thực phẩm chức năng để hỗ trợ cải thiện trí nhớ, ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ. Nếu sớm áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời thì bạn sẽ an tâm hơn nhiều với tình trạng trí nhớ của mẹ bạn.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

Tiêu Bắc H+ (Theo Dementiastrategies)

Điều trị sa sút trí tuệ mạch máu khác gì so với điều trị Alzheimer? - Ảnh 6
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh