9 sự thật bất ngờ về nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình đầy thử thách và bất ngờ

Nâng ngực có ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?

Bệnh viện Phụ sản - Nhi đã có thiết bị hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ: Phải kiêng...

Nuôi con bằng sữa mẹ giảm ung thư vú ở phụ nữ

1. Sữa mẹ không phải lúc nào cũng màu trắng

Sữa mẹ là thường có màu trắng hoặc màu kem. Tuy nhiên, theo Sara Chana Silverstein - chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ hàng đầu thế giới, sữa cũng thể mang màu xanh lá cây, xanh dương, vàng hoặc màu da cam. “Điều này hoàn toàn bình thường và các bà mẹ không nên quá lo lắng”, Sara cho biết.

Các mẹ sẽ thấy rằng lượng sữa sẽ ngày một nhiều lên và dòng chảy cũng tốt hơn ở những lần cho con bú tiếp theo.

2. Một vú có nhiều sữa hơn bên còn lại

 Một vú có nhiều sữa hơn bên còn lại

Nhiều bà mẹ nhận thấy một bên ngực của họ thường tiết nhiều sữa hơn bên ngực còn lại. Hiện tượng này là do số lượng các tuyến sữa ở 2 bên ngực không đồng đều nhau. Bạn hãy nhớ rằng: Con người không cân xứng hoàn hảo. Cũng giống như một chân có thể lớn hơn chân khác, một bên ngực có thể có nhiều tuyến sữa hơn bên kia. Tất nhiên, bên ngực có nhiều tuyến sữa hơn có thể lớn hơn và tiết nhiều sữa hơn. Điều này là bình thường.

Tình trạng một bên ngực tiết nhiều sữa hơn cũng xảy ra nếu bạn cho bé bú một bên ngực nhiều hơn bên kia. Bên ngực bạn cho bé bú nhiều sẽ tiết nhiều sữa hơn. Nhưng nếu bạn cho bé bú lần lượt cả 2 bên ngực với thời gian bằng nhau mà vẫn thấy có sự chênh lệch về lượng sữa tiết ra thì nguyên nhân có thể là do tuyến sữa. Bạn không thể thay đổi lượng tuyến sữa mà bạn có, bên ngực có nhiều tuyến sữa hơn sẽ tiết nhiều sữa hơn. Và điều này sẽ vẫn lặp lại khi bạn sinh bé tiếp theo.

3. Sữa không chỉ “chui ra” từ núm vú

Mỗi bên vú có khoảng 15 - 25 ống dẫn sữa, vì thế sữa có thể đi ra từ… lỗ chân lông chứ không chỉ là từ núm vú.

4. Bị rỉ sữa

Hãy lót áo bằng vải xô hoặc đêm mút để thấm lượng sữa bị rỉ ra

“Đầu ti” có thể bị rỉ sữa trong những tuần đầu tiên cho bé bú hoặc giữa các cữ bú. Cách khắc phục hiện tượng này rất đơn giản. Bạn hãy lót áo bằng vải xô hoặc đêm mút để thấm lượng sữa bị rỉ ra. Tuy nhiên, cần liên tục thay đổi “đệm lót” để tránh hăm da do tiếp xúc với sữa ẩm.

Không có cách nào để phòng ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên bạn có thể mừng vì việc rỉ sữa chứng tỏ bạn có lượng sữa rất dồi dào và bạn cũng sẽ tránh được nguy cơ bị tắc sữa.

5. Có thể bị đau khi “yêu”

Trong thời kỳ cho con bú, cơ thể phụ nữ sẽ giảm tiết hormone sinh sản estrogen. Thiếu estrogen có thể gây khô âm đạo và vì thế chị em có thể bị đau khi giao hợp. Giải pháp là sử dụng dung dịch bôi trơn hoặc chủ động nói chuyện với ông xã để tìm ra hướng giải quyết.

6. Sữa mẹ tiết quá nhiều

Một số bà mẹ có phản xạ phóng sữa mạnh làm cho sữa phun ra rất nhanh, thậm chí, khi bé bú ở một bên vú thì bên còn lại cũng tiết sữa nhiều. Tình trạng này có thể khiến bé bị đầy hơi, bị nghẹn do không theo kịp dòng sữa.

Đây là vấn đề thường gặp ở các bà mẹ có nhiều tuyến sữa trong ngực. Trung bình trên mỗi bên ngực của mẹ có khoảng từ từ 100.000 đến 300.000 tuyến sữa. Những người tiết nhiều sữa có số tuyến sữa gần như tối đa.

Bạn có thể gặp chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ để được hướng dẫn giảm lượng sữa của mình.

7. Cực khoái có thể gây… rỉ sữa

Cực khoái có thể gây… rỉ sữa

Trong quá trình kích thích hoặc trong khi đạt cực khoái, có thể bạn sẽ bị rò rỉ sữa. Một số người tìm thấy ở đó là điều vô cùng gợi cảm và là sự trải nghiệm mới đầy bất ngờ về tình dục sau khi sinh con.

8. Bạn không cần bổ sung calci liều cao

Calci từ thực phẩm là đủ. Uống sữa sẽ không giúp bạn có nhiều sữa và việc cho con bú cũng không làm tăng nguy cơ loãng xương. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ khuyến cáo, phụ nữ cho con bú nên bổ sung 1.000mg calci mỗi ngày từ các thực phẩm giàu calci như sữa, rau và các loại hạt. Bên cạnh đó, các bà mẹ nên kết hợp tập thể dục để giữ xương luôn được chắc khỏe.

9. Ăn nhiều vẫn… giảm cân

Bạn có biết rằng cơ thể tiêu tốn 300 - 500 calories để cho con bú mỗi ngày. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ, khoa học và lắng nghe cơ thể mình, cân nặng sẽ dần được cải thiện.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ