9 người bị hội chứng Down thành công và nổi tiếng thế giới

Isabella Springmuhl tự tin với thời trang do cô thiết kế

Trường hợp nào thai phụ phải chọc ối làm xét nghiệm?

6 quan niệm sai lầm về hội chứng Down nhiều người mắc phải

Giải pháp mới từ trà xanh giúp điều trị hội chứng Down

Người mắc bệnh Down - một phần "vẻ đẹp và sự đa dạng của nhân loại"

Megan McCormick 

Cô là người bị hội chứng Down có thành tích học tập nằm trong top đầu của lớp và sau đó cô đã tốt nghiệp hạng ưu một trường đại học công nghệ ở Hoa Kỳ.  Theo mẹ cô, giấc mơ của cô là có thể tự lập, tự lái xe, có một công việc ổn định là dạy học cho trẻ nhỏ và trở thành tấm gương cho chúng. Mẹ của Megan chia sẻ bí quyết dạy con duy nhất của mình là không đề cập đến những giới hạn, tôn trọng và cổ vũ cho những khả năng của con. 

Megan McCormick là người bị Down có thành tích học tập tốt

Valentina Guerero

Khi chưa đầy 1 tuổi Valentina Guerrero – một cô bé có hội chứng Down đã trở thành người mẫu thời trang nhí nổi danh thế giới. Cô bé là người mẫu chính thể hiện bộ sưu tập DC Kids 2013 của nhà thiết kế Dolores Cortés. Cô bé cũng xuất hiện trên Tạp chí People Magazine - đây là ước mơ của bất kỳ người mẫu nào. Valentina đã trở thành người mắc chứng bệnh Down đầu tiên được chọn là siêu mẫu chính trong chiến dịch quảng cáo của một thương hiệu thời trang uy tín.

Valentina Guerrero là người mẫu nhí bị Down nổi tiếng thế giới

Isabella Springmuhl 

Isabella Springmuhl là một nhà thiết kế thời trang mắc hội chứng Down có vinh dự tham gia Tuần lễ thời trang London danh giá. Cô cũng nằm trong danh sách đề cử 100 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2016 của BBC.

Noelia Garella

Noelia Garella là người mắc hội chứng Down đầu tiên ở Argentina và là một trong số ít người trên thế giới làm việc trong ngành giáo dục. Năm 29 tuổi, Noelia nhận bằng cử nhân ngành Kinh tế Chính trị và Tổ chức Quản lý, chuyên ngành Du lịch, Khách sạn và Vận tải. Đầu năm 2016, người phụ nữ 31 tuổi chính thức trở thành cô giáo tại trường mẫu giáo Jermonito. Cô cùng với một giáo viên khác chịu trách nhiệm nuôi dạy những đứa bé 2 - 3 tuổi.

Noelia Garella là người bị Down đầu tiên trở thành giáo viên ở Argentina

María José 

Cô là người cầm dải băng đeo chéo cho tổng thống trong buổi lễ bổ nhiệm chính thức của Tổng thống Ecuador, Rafael Correa. Lần đầu tiên trong lịch sử, một người bị hội chứng Down được chọn để nhận nhiệm vụ danh dự này. 

Tim Harris

Tim Harris, 28 tuổi là người chủ sở hữu của nhà hàng Tim Place, nhà hàng duy nhất ở Mỹ có ông chủ là người có hội chứng Down. Theo nhiều thực khách, ngoài đồ ăn ngon, giá cả phải chăng, nơi đây còn thu hút nhờ một dịch vụ độc đáo. Vào cuối các bữa ăn, những thực khách độc thân đều được nhận một cái ôm rất vui vẻ và ấm áp từ Tim Harris - vị chủ cửa hàng đang mắc hội chứng Down. 

Những cái ôm của Tim Harris nổi tiếng đên mức Tổng thống Mỹ Barack Obama đã vinh danh anh bằng việc mời anh lên ôm tổng thống trên bục phát biểu nhân dịp ngày Special Olympics được tổ chức tại Nhà Trắng.

Tim Harris đã vinh dự được ôm Tổng thống Mỹ Barack Obama

Angela Covadonga Bachiller

Vào năm 2013, cô đã trở thành người đầu tiên bị hội chứng Down được bầu làm thành viên hội đồng thành phố. Cô nhận nhiệm vụ này sau hai năm rưỡi làm trợ lý hành chính tại Bộ Phúc lợi Xã hội của Valladolid, Tây Ban Nha. Hiện nay, cô đang làm việc tại hội đồng thành phố tự trị Ayuntamiento, Valladolid, Tây Ban Nha và được kỳ vọng sẽ tiếp tục sự nghiệp chính trị của mình.

Eli Reimer 

Sau hành trình kéo dài 10 ngày, Eli Reimer (15 tuổi) đã trở thành thiếu niên mắc hội chứng Down đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest - một điều hết sức phi thường. Với kỳ tích này, Eli đã quyên được 85.000 USD cho quỹ Elisha. Khoản tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là đào tạo kỹ năng sống độc lập cho những trẻ em có khuyết tật đặc biệt.

Eli Reimer là người mắc hội chứng Down đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest

Madeline Stuart

Cô gái 18 tuổi người Australia Madeline Madeline Stuart đã hoàn thành giấc mơ của mình khi trở thành người mẫu nổi tiếng bị hội chứng Down thứ hai trên thế giới được mời trình diễn trong Tuần lễ Thời trang New York. Madeline muốn thành công của mình trong nghề mẫu sẽ thay đổi cách mọi người kỳ thị những người khuyết tật.

Ngày 21 tháng 3 được chọn làm “Ngày Thế giới nhận thức về Hội chứng Down”. Ngày Thế giới nhận thức về Hội chứng Down lần đầu được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 tại Geneve và được Liên Hiệp Quốc công nhận đây là ngày lễ quốc tế (Theo Nghị quyết A/RES/66/149).
Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội