Bạn nên biết: 9 dấu hiệu thể chất của trầm cảm

Trầm cảm, suy nhược thần kinh không chỉ có những dấu hiệu cảm xúc mà còn có cả những dấu hiệu về thể chất

Rối loạn lo âu để lâu hại người

Suy nhược thần kinh: Lý do khiến bạn giảm khả năng tập trung

Bị trầm cảm, uống thuốc không đỡ nên chữa thế nào?

Hay cáu gắt vô cớ: Hãy tập yoga!

Thông thường, các triệu chứng thể chất này dễ bị gạt bỏ bởi người ta hay nhầm nó với các căn bệnh khác như ngộ độc thực phẩm, giảm cân… Theo TS. Robin Haight, bác sỹ tâm lý tại Vienna, phát hiện sớm những dấu hiệu thể chất kết hợp với một số yếu tố tinh thần sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm được điều trị kịp thời. 
Cũng theo TS. Robin Haight, đừng bỏ qua những triệu chứng thể chất của chứng trầm cảm như: Đau không do tổn thương thực thể, buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân không có lý do…
9 triệu chứng thể chất của trầm cảm
Vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là những cơn đau dạ dày, thường gặp ở những người bị trầm cảm, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. TS. Haight cho biết: Rất nhiều trẻ em có vấn đề về đường tiêu hóa và khi nhìn vào chúng, bạn sẽ thấy được sự lo lắng dành do các mối quan hệ ở trường học hoặc với bạn bè. Người lớn bị trầm cảm cũng vậy. Khi những lo lắng xuất hiện, các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng… sẽ xuất hiện hay một căn bệnh nào khác trên đường tiêu hóa có thể trở nên trầm trọng hơn.
Nhức đầu có thể có nhiều nguyên nhân, và đôi khi chúng có thể là dấu hiệu trầm cảm. Nhức đầu có liên quan đến trầm cảm thường là tình trạng đau nhức tổng thể, không xác định rõ vị trí đau nhất. Ngoài ra, những người bị trầm cảm thường thấy rằng, tình trạng nhức đầu của họ tồi tệ hơn vào buổi sáng và buổi tối. Chúng có thể là những cơn nhức đầu căng thẳng, xảy ra khi các cơ bắp ở cổ và da đầu của bạn căng hoặc căng thẳng. Haight nói: "Khi mọi người đang chán nản, họ có thể bị căng cơ vùng đầu cổ mà không nhận ra và tình trạng này có thể tạo ra những cơn đau nhức đầu”.
Khó ngủ, mất ngủ là một trong những manh mối để chẩn đoán trầm cảm. Những người bị trầm cảm có thể khó đi vào giấc ngủ hoặc họ có thể thức dậy vào lúc nửa đêm và không thể ngủ lại. Haight nói: "Nhiều người có thể gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ vào một khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống. Nhưng nếu những rắc rối về giấc ngủ của bạn kéo dài hơn một vài tuần, bạn cần bắt đầu suy nghĩ về việc, liệu đó có phải là một khó khăn về cảm xúc cần được giải quyết hay không". Khoảng 1/3 những người bị trầm cảm có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
Những cơn đau lưng hoặc đau cơ có thể là một dấu hiệu thể chất của chứng trầm cảm. Haight nói: "Những người bị trầm cảm thường tập thể dục ít hơn và ít có khả năng tập trung vào việc ăn uống lành mạnh. Khi bạn không điều trị cơ thể theo cách lành mạnh nhất, bạn có thể bị đau cơ nhiều hơn, có thể ở lưng, cơ và khớp. Ngoài ra, nếu bạn đang sống với bất kỳ loại chứng đau kinh niên nào, trầm cảm có thể làm cho nó tệ hơn.
Kiệt sức và mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng là những dấu hiệu kinh điển của trầm cảm, Haight nói. Trầm cảm và mệt mỏi có khuynh hướng ăn sâu vào nhau, thật khó để nói điều gì đến trước, trầm cảm hay sự mệt mỏi. 
Thay đổi trong thói quen ăn uống, bao gồm bạn ăn quá nhiều và tăng cân? Hay bạn đã mất hứng thú với thức ăn và đang giảm cân? Bất cứ thay đổi nào về sự thèm ăn có thể là một dấu hiệu trầm cảm. Haight nói: "Người ta thường dùng thức ăn để đối phó với căng thẳng tinh thần và cảm giác buồn bã. Nếu sự thay đổi thèm ăn kéo dài hơn một vài tuần, hãy nói chuyện với bác sỹ để tìm hiểu xem nó có liên quan đến trầm cảm hay một vấn đề y học khác hay không.
Thay đổi trọng lượng có thể liên quan đến những thay đổi trong thói quen ăn uống và mức độ hoạt động của bạn. "Đôi khi những người bị trầm cảm ngủ rất nhiều - khoảng 12 tiếng một ngày - và do đó họ không hoạt động.Vì không hoạt động, họ có thể tăng cân”, Haight cho biết. Mặt khác, nếu sự thèm ăn của bạn đã thay đổi và bạn không ăn đủ, bạn có thể bị giảm cân. Nếu bạn bị giảm hoặc tăng cân không giải thích được, hãy nói chuyện với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu trầm cảm hoặc tình trạng sức khoẻ khác.
Đau tức ngực có thể là một dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc tình trạng tim nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, đau ngực cũng có thể liên quan đến sức khoẻ tình thần của bạn. Haight nói: "Đau ngực thường có liên quan đến những cơn hoảng loạn, đó là vấn đề lo lắng. "Khi người ta gặp một cơn hoảng loạn, họ có thể bị nhồi máu tim và khó thở như thể họ bị đau tim." Nếu bác sỹ kết luận rằng, đau ngực của bạn không có dấu hiệu đau tim hoặc các bệnh tim khác, hãy hỏi cho dù đó có thể là dấu hiệu trầm cảm hoặc lo lắng.
Giảm các triệu chứng trầm cảm bằng sản phẩm thảo dược
Các bác sỹ tâm lý có xu hướng tìm kiếm các triệu chứng trầm cảm cơ bản - buồn, khóc, thiếu năng lượng hoặc quan tâm - khi chẩn đoán trầm cảm. Nhưng nếu bạn có bất kỳ triệu chứng thể chất nào được mô tả ở đây kéo dài trong hơn một vài tuần và điều đó không thể giải thích được do tình trạng sức khoẻ khác, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc liệu các triệu chứng có thể có gốc rễ cảm xúc hay không. Bạn sẽ có thể tìm thấy cứu trợ và điều trị trầm cảm với một sự kết hợp của liệu pháp nói chuyện, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. 
Để tăng cường sức khỏe thần kinh, giải tỏa lo âu, giảm hậu quả trầm cảm, bạn nên ưu tiên sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó như sản phẩm chứa thành phần chính là cao hợp hoan bì, kết hợp với hồng táo, táo nhân, ngũ vị tử... giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức khỏe tâm - thần kinh, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh; Cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, stress, bồn chồn... nhất là ở những người bị trầm cảm.
Bệnh nhân bị trầm cảm có thể tự giúp mình thoát khỏi tình trạng chán nản bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên nói chuyện với người thân, bạn bè và thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ cao hợp hoan bì mỗi ngày!

Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thần Khang giúp tăng cường sức khỏe tâm thần kinh
TPCN Kim Thần Khang có thành phần gồm: Cao hợp hoan bì, cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim,… Sản phẩm có công dụng: giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh; cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, trầm cảm, lo âu, stress, bồn chồn; giúp tăng cường sức khỏe thần kinh trong hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh; cải thiện sức khỏe của cơ thể, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, khó tập trung và suy nhược thần kinh.
TPCNKim Thần Khang được dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức mình mẩy, bồn chồn, đánh trống ngực.
Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

** Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh