8 nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu bạn nên chú ý

Bạn nên chú ý tránh một số thực phẩm nếu hay bị đầy bụng, khó tiêu

4 mẹo đơn giản giúp cải thiện tiêu hóa, giảm khó chịu khi ăn quá nhiều

Tự làm 3 thức uống giúp giảm đầy bụng, khó tiêu

4 thủ phạm hàng đầu gây bệnh đường ruột

Bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu khi bổ sung sắt phải làm sao?

Một số nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu có thể là:

Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh có thể khiến bạn “ăn” phải nhiều không khí trong khi nhai, nuốt… Điều này khiến dạ dày bị căng ra và gây đầy bụng. Ăn chậm, nhai kỹ luôn là cách tốt nhất để tránh đầy hơi, cũng như giúp bạn nhận ra khi nào mình đủ no.

Uống bổ sung quá nhiều vitamin

Trên thực tế, uống quá nhiều vitamin, nhiều hơn lượng cần thiết mỗi ngày có thể gây ra tình trạng khó tiêu và các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, bổ sung quá nhiều các vitamin nhóm B có thể khiến bạn bị tiêu chảy.

Bổ sung quá nhiều vitamin cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu

Tùy vào độ tuổi, giới tính cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân mà mỗi người sẽ có liều lượng bổ sung vitamin khác nhau. Bạn nên hỏi bác sỹ về lượng bổ sung phù hợp, tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng khó chịu.

Ăn vặt trước khi đi ngủ

Ngoài việc tránh được nguy cơ tăng cân, hạn chế ăn vặt trước khi đi ngủ cũng góp phần duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Việc nằm ngay sau khi ăn có thể khiến acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra trình trạng trào ngược acid. Do đó, tốt hơn hết bạn không nên ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng

Ăn nhiều đồ cay nóng cũng gây đầy bụng, khó tiêu

Các món cay nóng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn chúng với mức độ vừa phải. Ăn quá nhiều món cay có thể gây tiêu chảy, đau bụng và ợ nóng. 

Ăn nhiều thực phẩm giàu gluten hoặc các sản phẩm từ sữa

Những người không dung nạp được gluten sẽ có thể bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn các thực phẩm này. Nếu thường xuyên cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, táo bón, khó tiêu… sau khi ăn các thực phẩm giàu tinh bột, rất có thể bạn là người không dung nạp được gluten.

Ngoài ra, bất dung nạp lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Tốt hơn hết, bạn nên tránh các thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Không ăn đủ thực phẩm giàu probiotic và prebiotic

Các loại lợi khuẩn đường ruột có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm, giúp bạn hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Do đó, nếu ăn đủ các thực phẩm giàu probiotic (các lợi khuẩn đường ruột), bạn sẽ thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.

Các thực phẩm giàu probiotic bao gồm: Kim chi, dưa cải muối, súp miso, dưa chua lên men và tempeh. Những thực phẩm giàu prebiotic (như măng tây, các loại rau củ…) cũng là thức ăn chính của các lợi khuẩn đường ruột, do đó bạn cũng nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tiêu hóa.

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể gây đầy bụng, khó tiêu

Trên thực tế, cơ thể người không tiêu hóa được chất xơ, nhưng chúng lại là thức ăn yêu thích của các loại vi khuẩn đường ruột. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều chất xơ, cơ thể sẽ không thể nào tiêu hóa hết và dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Tốt nhất là tăng lượng chất xơ từ từ, kết hợp cùng bổ sung probiotic cho cơ thể.

Không ngủ đủ giấc

Thói quen ngủ cũng ảnh hưởng lớn đến các thói quen ăn uống hàng ngày. Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị trào ngược acid dạ dày, đầy bụng, khó tiêu cao hơn những người ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa