8 lý do khiến bạn ho lâu ngày không khỏi

Các vấn đề về sức khỏe có thể là nguyên nhân khiến tình trạng ho kéo dài, lâu khỏi.

6 loại thuốc có thể gây tăng cân không kiểm soát!

Mẹ cho con bú có thể làm giảm triệu chứng hen suyễn cho trẻ sơ sinh

Cách chế biến bí ngô chữa bệnh đường hô hấp

Những bệnh đường hô hấp người già thường gặp

Đường thở bị viêm và kích thích sau cảm cúmVirus là tác nhân chính yếu gây cảm cúm cho bạn và chúng cũng tác động lên đường thở khiến nó bị viêm, sưng phù và tăng nhạy cảm. Tình trạng này có thể vẫn còn tồn tại dù cảm cúm của bạn đã cải thiện khiến ho vẫn còn.
Có một vấn đề sức khỏeDị ứng, hen và trào ngược dạ dày - thực quản là những bệnh lý có thể gây ho. Cảm cúm có thể chỉ đóng vai trò là yếu tố khởi phát triệu chứng ho. Các dấu hiệu của hen thường là: Ho, khò khè, khó thở và nặng ngực; còn các dấu hiệu của trào ngược dạ dày - thực quản là khi bạn có các biểu hiện ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát sau xương ức.
Stress: Stress có thể khiến cảm cúm lâu hết hơn và vì vậy ho sẽ kéo dài hơn. Tiếp đến, ho kéo dài lại khiến bạn bị stress nặng thêm tạo nên một vòng bệnh luẩn quẩn. Cố gắng quá sức khi bị bệnh chỉ khiến bạn ốm nặng thêm. Một cách thư giãn hiệu quả là dành 7-8 tiếng cho một giấc ngủ đêm thật ngon.
Không uống đủ nước: Khi bạn bị cảm cúm, bạn cần bổ sung nhiều nước. Nước lọc, nước trái cây hay nước canh có thể giúp làm đàm nhớt loãng hơn khiến bạn dễ ho khạc ra hơn. Ngược lại, rượu và thức uống chứa caffein lại làm bạn mất nước nhiều hơn, không có lợi khi bạn bị bệnh. Một cách khác có thể làm tăng độ ẩm cho đường thở của bạn là sử dụng chai xịt mũi với nước muối hay sử dụng máy làm ẩm.
Môi trường ẩm ướt hoặc khô có thể là nguyên nhân kích thích ho
Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi: Những thuốc xịt giảm xung huyết mũi có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũiDù vậy, không nên dùng chúng hơn 3 ngày. Nếu dùng kéo dài, khi bạn ngừng thuốc thì triệu chứng của bạn sẽ càng xấu hơn (tác dụng dội ngược). Lý do là niêm mạc mũi của bạn sẽ bị sưng nề, bị kích thích gây xung huyết hơn, chảy dịch thành sau họng và gây ho.
Không khí quá khô hay quá ẩm ướt: Không khí hanh khô đặc biệt vào tháng lạnh có thể kích thích ho nhưng ngược lại không khí quá ẩm ướt cũng không tốt. Với điều kiện quá ẩm ướt có thể khuyến khích sự phát triển của mạt nhà, nấm và dị nguyên. Đây là những tác nhân có thể gây ho khan hay làm nặng bệnh hen của bạn. Chúng ta nên giữ độ ẩm trong nhà ở mức khoảng 40-50%.
Nhiễm trùng: Đôi khi cảm cúm đi qua sẽ tạo điều kiện cho vi trùng dễ dàng xâm nhập đường thở mới bị tổn thương. Vi trùng có thể gây viêm xoang, viêm phế quản và ngay cả viêm phổi. Nếu bạn bị sốt cùng với ho kéo dài, bệnh cảnh nhiễm trùng nên được xem xét. Hãy đến gặp bác sĩ vì có thể đã đến lúc bạn cần sử dụng kháng sinh.
Thuốc huyết áp bạn đang sử dụng: Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp với thành phần như perindopril, ramipril, captopril, lisinopril, enalapril... đây có thể là lý do khiến ho của bạn không hết. Khoảng 1 trong 5 người sử dụng những thuốc này sẽ bị tác dụng phụ ho khan kéo dài.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này, điều cần làm không phải là ngưng thuốc mà bạn cần đến gặp bác sỹ để được chỉ định nhóm thuốc khác tốt hơn cho bạn.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp