8 lưu ý cho người bệnh vẩy nến muốn giảm cân

Giảm cân là yếu tố quan trọng để giảm thiểu và phòng ngừa vẩy nến tái phát

Người bệnh vẩy nến cần chú ý đến 6 thành phần này!

7 sự thật có thể bạn chưa biết về bệnh vẩy nến

Làm thế nào để giảm ngứa ngáy, viêm da khi bị vẩy nến?

Bệnh vẩy nến "hoành hành" trên các bộ phận cơ thể như thế nào?

Vẩy nến là bệnh ngoài da mạn tính, xảy ra khi những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành các mảng lớn, tróc vẩy trên bề mặt da. Triệu chứng có thể xuất hiện, sau đó tự hết.

Với những người có trọng lượng dư thừa, giảm cân có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA Dermatology năm 2013 cho thấy, những bệnh nhân vẩy nến bị béo phì khi duy trì chế độ ăn ít chất béo trong vòng 16 tuần đã giảm trung bình 9 kg, từ đó giảm đáng kể triệu chứng của bệnh vẩy nến so với những bệnh nhân không thay đổi chế độ ăn uống. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng nhận thấy, những loại thuốc vẩy nến sẽ hoạt động tốt hơn nếu người bệnh có cân nặng nằm trong mức bình thường.

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để người bệnh giảm cân hiệu quả, giúp cải thiện triệu chứng của vẩy nến.

1. Ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: Protein, trái cây, các loại rau và carbohydrate phức tạp. Nếu cơ thể bạn nhạy cảm với thực phẩm chứa gluten hoặc sữa, hãy tránh xa những thực phẩm đó. Người bệnh vẩy nến cần luôn luôn hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm chế biến sẵn.

2. Nên ăn thực phẩm chống viêm

Hạt lanh, dầu olive, các loại cá béo (như cá hồi) và ngũ cốc nguyên chất được coi là thực phẩm chống viêm. Thêm nhóm thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Làm thế nào để cho chúng vào bữa ăn của bạn? Bạn có thể rắc hạt lanh vào xà lách, dùng dầu olive khi chế biến món ăn,  ăn cá hồi và gạo lứt cho bữa tối.

3. Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm gây viêm

Cùng với những thực phẩm chống viêm, một số thực phẩm khác cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mà người bệnh vẩy nến cần tránh. Chúng bao gồm: Carbohydrate tinh chế (như bánh mì trắng và bánh ngọt), khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên khác, soda, đồ uống có cồn (như rượu bia) và đồ uống có đường khác...

4. Theo dõi thực phẩm và các triệu chứng của bản thân

Theo dõi lượng calorie nạp vào rất cần thiết khi người bệnh đang cố gắng để giảm cân. Ngoài ra, người bệnh có thể theo dõi các triệu chứng bệnh vẩy nến và tìm hiểu loại thực phẩm nào có thể gây ra sự bùng phát triệu chứng. Lưu ý, luôn ghi chép lại những gì ăn vào và các triệu chứng của bệnh vẩy nến sau khi ăn được 30 – 120 phút.

5. Uống nước lọc nhiều hơn

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutrition năm 2013, các nhà nghiên cứu Đức đã phát hiện ra rằng: Việc gia tăng lượng nước lọc được uống hàng ngày có thể giúp những người đang cố gắng giảm cân hoặc muốn duy trì cân nặng. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy uống nước lọc sẽ cải thiện trực tiếp bệnh vẩy nến, nhưng đây là một thói quen tốt vì nó có thể giúp giảm cân, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến.

Uống nhiều nước lọc có thể giúp kiểm soát cân nặng

6. Lưu ý khi tập luyện thể dục thể thao

Cùng với chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất là điều không thể thiếu nếu muốn giảm cân. Tuy nhiên, có nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng của bệnh vẩy nến sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh gặp phải thương tích khi hoạt động thể chất. Bởi vậy, người bệnh nên tránh đấu vật hoặc leo tường. Các bài tập an toàn hơn mà người bệnh có thể lựa chọn là đạp xe, bơi lội và đi bộ. Hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tham gia bất kỳ một bộ môn thể dục thể thao nào.

7. Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể gây bộc phát hoặc làm triệu chứng của bệnh vẩy nến thêm nặng. Căng thẳng ít hơn cũng có thể giúp bạn giảm cân. Trong một nghiên cứu năm 2013 với sự tham gia của 38 phụ nữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Căng thẳng khiến những phụ nữ tham gia ăn nhiều hơn thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo không bão hòa so với những người không bị căng thẳng.

8. Dùng sản phẩm thảo dược để duy trì làn da khỏe mạnh 

Để hỗ trợ điều trị vẩy nến an toàn, không gây tác dụng phụ, bệnh nhân nên lựa chọn sản phẩm kem bôi ngoài da có thành phần chính từ chitosan, ba chạc, phá cố chỉ, lá sòi… giúp tác động trực tiếp đến vùng da bị vẩy nến, dưỡng da, làm giảm tình trạng viêm ngứa, sưng đỏ, từ đó phòng ngừa, cải thiện, ngăn chặn vẩy nến tái phát một cách hiệu quả. 

Ưu điểm khi dùng sản phẩm có thành phần chính từ chitosan đó là không để lại tác dụng phụ khi dùng lâu dài, giúp cho người bệnh vẩy nến có một cuộc sống khỏe mạnh, tự tin hơn. Người bị vẩy nến cũng cần tránh chà xát mạnh lên các tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc. Không nên tự ý dùng thuốc để phòng ngừa viêm da, kích ứng da.

M. Hiếu H+

Bị vẩy nến, đừng quên kem thảo dược Explaq

Sở hữu một làn da mịn màng là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, làn da bị tổn thương khiến bạn luôn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.

Hiện nay, nhiều người đang lựa chọn dùng các loại kem bôi nguồn gốc thảo dược để giúp da trở nên mịn màng, góp phần làm sạch vẩy nến mà không phải lo ngại bị kích ứng da, trong đó điển hình là kem thảo dược thiên nhiên Explaq. Kem Explaq với thành phần chính là chitosan – được tinh chế từ vỏ tôm, cua… kết hợp với các thành phần khác góp phần làm sạch vẩy nến và các tế bào da chết, dưỡng da, duy trì độ ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, mịn màng.

Để làn da mịn màng, sạch vẩy, nên dùng Explaq hàng ngày. Trước khi bôi Explaq, lau sạch vùng da cần chăm sóc bằng nước ấm. Bôi vào các buổi sáng, tối trước khi đi ngủ và duy trì cả khi đã khỏi.

GPQC: 069/14/QCMP-HN

*Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu