8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất hành tinh

Cá, lạc, các loại hạt, sữa... là thủ phạm gây dị ứng thực phẩm thường gặp

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

Phân biệt dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm?

Giải pháp tự nhiên cho người bị dị ứng tôm cua

Nhỏ không bị dị ứng thực phẩm, lớn lên bị dị ứng do đâu?

1. Các loại hạt

Đây là nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nhất, gây ra phản ứng nhanh chóng và cực kỳ nguy hiểm. Bạn có thể bị dị ứng với một hay nhiều loại hạt vỏ cứng, bao gồm: Quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều, hạt Brazil (hạt bào ngư) và hạt dẻ.

2. Đậu phộng/lạc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 20% số trẻ em bị dị ứng với đậu phộng, sau này có thể hết bị dị ứng, song cũng có trường hợp bị dị ứng cả đời. Cho nên tốt nhất là bạn nên kiểm tra về tình hình dị ứng của bản thân trước khi ăn đậu phộng nếu hồi nhỏ bạn đã từng bị dị ứng với loại hạt này.

3. Động vật có vỏ

Khoảng 0,5 - 2,5% dân số bị dị ứng động vật có vỏ, bao gồm: Tôm, cua, ngao, sò, ốc, mực ống, bạch tuộc... Đây là loại dị ứng nguy hiểm vì nó có thể khiến người bệnh tử vong. Thậm chí, nhiều người mẫn cảm đến mức chỉ cần ngửi hơi thức ăn từ động vật có vỏ cũng bị dị ứng.

4. Cá

Cùng với việc ngày càng được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày thì tỷ lệ người bị dị ứng cá cũng tăng lên. Dị ứng xảy ra phần lớn là khi bạn ăn: Cá hồi, cá ngừ và cá tuyết chứa chất gây dị ứng như parvalbumin. Đặc biệt, năm 2004, tại Mỹ có gần 7 triệu người dị ứng với cá ngừ.

Ngoài ra, cá được đông lạnh không đúng cách có thể gây ra phản ứng dị ứng. Theo đó, việc ướp lạnh cá biển không đảm bảo nhiệt độ đông lạnh sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Vi khuẩn xâm nhập vào cá có khả năng chuyển hóa histidine thành histamine cao hơn các loại vi khuẩn khác từ đó gây dị ứng.

5. Sữa

Dị ứng protein trong sữa bò là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong ở trẻ em, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò. Khi trẻ mắc phải tình trạng này, hệ miễn dịch nhận diện sai lầm protein trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh lại” các chất protein này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: Da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và toàn thân của trẻ.

6. Trứng

Tình trạng dị ứng trứng thường gặp ở trẻ em là do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà. Hoặc trẻ có thể bị dị ứng khi ăn những sản phẩm có thành phần của trứng gà. Những chất hóa học dù ít có trong trứng gà cũng khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Mặt khác, trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập gây kích ứng. Đặc biệt, một số trẻ quá nhạy cảm, làn da cũng nhanh chóng xuất hiện dấu hiệu dị ứng ngay khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng.

7. Lúa mì

Khi ăn các sản phẩm từ lúa mì, một số người (phổ biến là trẻ em) có thể bị dị ứng. Đây chính là biểu hiện của việc cơ thể không dung nạp gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch. Ngoài ra, nhạy cảm với gluten thực chất là một căn bệnh tự miễn gây viêm, sưng khớp, bệnh đường tiêu hóa và có thể ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể. May mắn thay, dị ứng lúa mì rất hiếm gặp. Và thực phẩm không chứa gluten rất nhiều, bao gồm cả loại ngũ cốc khác như: Ngô, quinoa và gạo.

8. Đậu nành

Khoảng 0,4% trẻ em bị mắc loại dị ứng thực phẩm này. Chứng dị ứng đậu nành thường xảy ra vào những năm đầu đời và thường sẽ tự hết khi trẻ gần 3 tuổi hoặc khi 10 tuổi hoặc tồn tại tới suốt đời (hiếm khi).

Để phòng tránh và hỗ trợ điều trị dị ứng thực phẩm, trước khi sử dụng tới thuốc hoặc song song với việc dùng thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sỹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên như: Bổ sung probiotics, men tiêu hóa, MSM, vitmain B5, L-Glutamine. Tất nhiên, nên tránh xa những loại thực phẩm gây dị ứng cho bạn.

Ngoài ra, những người cơ địa dễ bị dị ứng có thể áp dụng chế độ ăn uống loại trừ như là một giải pháp đối phó với dị ứng thực phẩm. Chế độ ăn uống loại trừ (hay chế độ ăn uống hạn chế, Elimination Diet) là một kế hoạch ăn uống ngắn hạn mà trong đó bạn loại bỏ các loại thực phẩm nhất định có thể gây ra dị ứng và các phản ứng tiêu hóa khác. Sau khoảng một thời gian nhất định, bạn tiêu thụ những thực phẩm trở lại để xác định xem có thật là chúng sẽ gây dị ứng hay không.

Biết Tuốt H+ (Theo HOC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp