75 - 80% phụ huynh cho con tiêm vaccine miễn phí

75 - 80% phụ huynh cho con tiêm vaccine miễn phí thay thế cho vaccine dịch vụ tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Sắp có vaccine đái tháo đường type 1

Số trẻ tiêm vaccine dịch vụ chỉ bằng 8%

Nên cân nhắc khi cho trẻ tiêm vaccine dịch vụ

Vaccine miễn phí phải được cấp ngay tại điểm tiêm dịch vụ

Vaccine dịch vụ 2015 khan hiếm hơn năm ngoái

Cụ thể hơn, ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, từ ngày mùng 9 tới ngày 15/3, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã tiêm vaccine Quinvaxem trong Chương trình TCMR thay thế vaccine “5 trong 1” và “6 trong 1” dịch vụ cho hơn 1.000 trẻ. Tỷ lệ các gia đình đồng ý cho con tiêm vaccine miễn phí Quinvaxem chiếm tới 75 - 80%.

Tính đến ngày 15/3, chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine Quinvaxem. Vào ngày mùng 9/3, có 114 trẻ được tiêm vaccine miễn phí, trong đó có 3 gia đình gọi điện tới phản ánh là trẻ sốt, quấy khóc. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ y tế hướng dẫn cách xử lý, sức khỏe của trẻ đã hoàn toàn bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, không có vaccine nào là an toàn 100% (kể cả vaccine dịch vụ và vaccine TCMR), do đó để giảm thiểu các nguy cơ phản ứng sau tiêm, khi đưa con đi tiêm chủng, phụ huynh cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ và thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như tiền sử quá trình sinh đẻ, bệnh tật, tiêm chủng của trẻ, đặc biệt lưu ý các phản ứng mạnh với lần tiêm trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, nôn trớ, phát ban, sưng nề vùng tiêm... để có chỉ định tiêm vaccine phù hợp.

Trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 48 giờ sau tiêm chủng. Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: Sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mặt khác, thời tiết hiện tại của Hà Nội đang nóng lạnh bất thường, đôi khi có mưa phùn, gia đình cần lưu ý chuẩn bị quần áo cho trẻ kỹ càng khi đưa trẻ đi tiêm chủng: Trẻ cần mặc ấm, kín, không để trẻ bị gió lùa khi trời chuyển lạnh. Nếu trời nóng, cho trẻ ăn mặc thoáng mát và đội mũ để che nắng. Trong trường hợp trời mưa phùn phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa nhưng cũng không quấn trẻ quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở - là nguyên nhân trẻ dễ bị ngạt, bị cảm hoặc viêm phổi.

Ông Nguyễn Nhật Cảm cũng lưu ý, với những trẻ đã tiêm vaccine dịch vụ “5 trong 1” (để phòng 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) mà hiện nay do hết vaccine thì cần cho trẻ uống thêm vaccine bại liệt trong Chương trình TCMR.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn