7 vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Các bệnh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Mẹ bầu hay lo lắng, stress dễ sảy thai

Sau sảy thai 8 tháng vẫn chưa có thai lại có phải vô sinh?

4 nguyên nhân có thể gây sảy thai mà bà bầu ít ngờ tới

Không muốn sảy thai thì phải đọc bài này

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Phụ nữ bị PCOS thường có nồng độ testosterone cao, gây rụng trứng không thường xuyên và kinh nguyệt bất thường, làm tăng nguy cơ sảy thai. Bởi hội chứng này gây kháng insulin, ngăn cản lót nội mạc tử cung phát triển, từ đó ảnh hưởng tới bào thai.

Suy giáp

Không nhiều người biết rằng hormone tuyến giáp giúp ích trong việc điều chỉnh chức năng tế bào và hoạt động thất thường của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của Phụ nữ. Nếu không chữa trị, nó thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Tuyến giáp hoạt động không tốt có thể cản trở quá trình rụng trứng, làm tăng nguy cơ vô sinh và sảy thai.

Nhiễm trùng

Chúng ta cần phải tránh xa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, đặc biệt là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Một số vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, gây khó khăn trong việc cấy ghép và phát triển phôi thai, dẫn đến sảy thai.

Cấu trúc bất thường

Hầu hết mọi người đều không biết rằng, các vấn đề về cấu trúc của tử cung hay cổ tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Cấu trúc bất thường của tử cung gồm: Hình dạng bất thường, u xơ tử cung, hoặc cổ tử cung mở quá sớm... tất cả đều có thể gây sảy thai.

Nhiễm sắc thể bất thường

Ngoài việc lưu ý tới các vấn đề sức khỏe nêu trên, bà bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách kết hợp sử dụng thêm các loại sản phẩm thực phẩm chức năng để bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho trong quá trình mang thai và giúp giảm nguy cơ sảy thai và các biến chứng trong thai kỳ.

Bạn có biết rằng, hơn 50% các trường hợp sảy thai muộn là do nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi? Khi em bé không phát triển bình thường do sự bất thường của các nhiễm sắc thể sẽ có thể dẫn đến sảy thai. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nếu phụ nữ có thai vào cuối độ tuổi từ 30 - 40 tuổi.

Bệnh mạn tính

Nếu đang mắc phải các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hoặc tăng huyết áp... thì bạn có nguy cơ cao bị sảy thai. Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là kiểm soát được bệnh bằng cách đi khám thai thường xuyên.

Bệnh tự miễn

Mặc dù hiếm nhưng các rối loạn tự miễn dịch cũng có thể dẫn đến sảy thai. Điều này là do các tế bào riêng của người mẹ sẽ nhân ra và phát triển ở thai nhi. Các tế bào này sẽ bắt đầu sản xuất các kháng thể chống lại các bào thai, từ đó dẫn đến sảy thai.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Thực phẩm chức năng Viên bổ sung Pre IQ

Giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi & trẻ nhỏ. TPCN Pre IQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa