7 nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc kháng sinh

Vi khuẩn kháng thuốc khiến bệnh lâu khỏi hơn

Kháng kháng sinh – mối đe dọa “sát sườn”

Những lầm tưởng nghiêm trọng về vi khuẩn kháng thuốc

Dùng thuốc kháng sinh đúng cách cũng vẫn có thể bị kháng thuốc!

WHO: Hầu hết các nước không có giải pháp cho vấn đề kháng kháng sinh

Nhận thức về kháng thuốc còn hạn chế

Chính thói quen tự chữa bệnh, tự kê đơn thuốc của người dân dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh tùy tiện, góp phần làm tăng sự kháng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được sử dụng kháng sinh hợp lý do trình độ của cán bộ y tế, trang thiết bị của một số cơ sở y tế, đặc biệt ở các tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa có điều kiện, khả năng làm kháng sinh đồ.

Sử dụng thuốc kháng khuẩn không thích hợp

Dùng quá liều, dưới liều hoặc lạm dụng thuốc kháng khuẩn cũng có thể gây ra kháng thuốc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh không do nhiễm khuẩn gây ra, sử dụng kháng sinh không phù hợp với loại, chủng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra… cũng làm tăng nguy cơ kháng thuốc.

Công tác kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc còn hạn chế

Thiếu năng lực kiểm nghiệm với nhiều danh mục hoạt chất dẫn đến việc kiểm tra chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa đảm bảo kiểm soát được chất lượng của tất cả các lô hàng sản xuất khác nhau của từng loại sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập

Hiện nay, Việt Nam chưa có mạng lưới giám sát quốc gia về kháng thuốc mà chỉ có một số đơn vị giám sát về kháng thuốc, như Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi đồng 1… Tuy vậy, hoạt động giám sát cũng chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ, khó phát hiện các vi sinh vật đề kháng mới nổi, nên không thể có những hành động nhanh chóng để chống lại tình trạng kháng thuốc hiện nay.

Thiếu sót trong quy định về chuyên môn khám, chữa bệnh

Nhiều bệnh truyền nhiễm chưa có đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa được cập nhật. Quy định sử dụng kháng sinh, làm kháng sinh đồ, xét nghiệm vi sinh chưa hoàn thiện, việc giám sát trong quá trình thực hiện tại các địa phương cũng chưa được thực hiện đầy đủ.

Phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm chưa hiệu quả

Người bệnh được điều trị trong bệnh viện là một nguồn lan truyền chính các vi sinh vật đề kháng từ người này tới người khác. Việc phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm kém hiệu quả sẽ làm tăng sự lan truyền của vi khuẩn kháng thuốc.

Sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi

Kháng sinh được sử dụng khá rộng rãi trong chăn nuôi để thúc đẩy tăng trưởng và phòng ngừa bệnh tật cho cây trồng, vật nuôi. Tuy vậy. việc sử dụng thuốc kháng khuẩn trong chăn nuôi chưa được kiểm soát hợp lý có thể dẫn đến các vi sinh vật đề kháng và gây ra kháng thuốc ở người.

Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng) kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây. Sinh vật đề kháng có thể chịu được sự tấn công của các thuốc chống vi khuẩn (như thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống sốt rét) dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài, thậm chí gây tử vong và có thể lây lan cho cộng đồng.
Vân An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn