6 dấu hiệu chứng tỏ bạn cần ăn thêm chất béo

Khi nào bạn cần ăn thêm chất béo?

Ăn chất béo thực vật giúp giảm triệu chứng của bệnh Crohn

Trót 'chén' nhiều chất béo - hãy nêm thêm quế

6 thực phẩm giàu chất béo bạn nên ăn nhiều hơn!

Tại sao bạn nên tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa?

Ăn thêm chất béo nếu: Bạn luôn cảm thấy đói

Nếu bạn thấy bụng cồn cào ngay sau khi ăn sáng, rất có thể là do bữa ăn chứa quá ít chất béo. Chất béo trong chế độ ăn giúp bạn no bụng nhanh, ngăn sự thèm ăn cũng như ngăn ngừa ăn quá nhiều.

Nên: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như trái bơ, các loại hạt, dầu dừa, dầu olive…

Ăn thêm chất béo nếu: Luôn cảm thấy lạnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Felicia Stoler, các tế bào mỡ trong cơ thể con người chịu trách nhiệm tạo ra nhiệt và giữ ấm. Những người có lượng mỡ trên cơ thể thấp hoặc những người không có đủ chất béo trong chế độ ăn sẽ thường cảm thấy lạnh hơn những người khác.

Ăn thêm chất béo nếu: Bạn đang bổ sung vitamin hoặc cần chăm sóc sức khoẻ xương, mắt và tim

Các sản phẩm bổ sung vitamin A, D, E và K dạng viên nang hay viên nén đều tan trong dầu (chất béo), có nghĩa là chúng hấp thụ chất béo trong chế độ ăn. Khi không đủ chất béo trong chế độ ăn uống, bạn cũng có nguy cơ thiếu hụt các vitamin này.

Ăn thêm chất béo nếu: Bạn đang cảm thấy ì ạch, trì trệ

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc cảm thấy tinh thần mệt mỏi, hãy ăn cá hồi và rau chân vịt vào bữa trưa. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các acid béo omega-3 trong các hồi và rau chân vịt có thể tăng cường chức năng nhận thức, bảo vệ chống lại Alzheimer và trầm cảm.

Ăn thêm chất béo nếu: Da bạn bị khô

Nếu da của bạn bị khô, bong tróc hoặc ngứa, thì rất có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất béo. Sự thiếu hụt các acid béo thiết yếu có thể dẫn đến viêm da. Việc bổ sung đủ acid béo omega-3 và omega-6 đã được chứng minh là làm giảm sự nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời và giảm sự viêm nhiễm gây mụn trứng cá.

Ăn thêm chất béo nếu: Bạn bị đái tháo đường

Theo các nghiên cứu gần đây, chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate thấp có thể có ảnh hưởng tích cực đến đường huyết hơn so với chế độ ăn ít chất béo. Các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu các loại chất béo lành mạnh như thịt nạc, dầu olive và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như tránh bột tinh chế, gạo trắng và đường.

Biết Tuốt H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng