5 sai lầm thường gặp trong giảm cân ở bệnh nhân đái tháo đường

Việc quản lý cân nặng tương đối quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Các biến chứng đái tháo đường có thể khiến bạn phải cắt cụt chân

Tại sao đái tháo đường type 2 gây suy giảm khả năng tình dục?

Phòng ngừa nguy cơ tim mạch ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo biến chứng đái tháo đường

1. Bạn đặt mục tiêu giảm cân quá lớn

Nếu bạn đang thừa cân/béo phì, thực tế là duy trì một chế độ giảm cân không phải là chuyện dễ dàng. Những mục tiêu giảm cân to lớn như giảm khoảng 10 kg trong vòng một tháng từ việc ăn kiêng nghiêm ngặt, tập thể dục cường độ cao có thể khiến bạn sợ hãi hoặc nhanh chóng buông xuôi do không thể thực hiện như mục tiêu đã đề ra.

Thay vào đó, hãy tự đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dễ dàng thực hiện khi mới bắt đầu. Chẳng hạn như bạn có thể đặt mục tiêu là giảm 2 kg trong tháng. Trong chế độ dinh dưỡng, hãy gia tăng các loại thực phẩm lành mạnh, đồng thời, dần hạn chế các món ăn khoái khẩu không tốt cho vóc dáng của bạn. Với hoạt động thể chất, bạn có thể bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng với 15 phút mỗi ngày, sau đó tăng thời gian và cường độ khi cơ thể đã thích nghi.

2. Bạn ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ không chỉ làm tăng đề kháng insulin của cơ thể, nó có thể làm tăng nồng độ hormone liên quan tới sự tăng cân. Khi bạn ngủ không đủ, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone Ghrelin kích thích bạn thèm ăn. Hơn nữa, nghiên cứu công bố tháng 4/2014 trên Tạp chí Obesity còn chỉ ra rằng, thiếu ngủ khiến chúng ta có xu hướng ăn khuya với đồ ăn nhẹ giàu tinh bột. Đồ ăn nhẹ giàu tinh bột không phải là lựa chọn tốt để ổn định lượng đường trong máu và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Thiếu ngủ không tốt cho bệnh đái tháo đường của bạn

3. Bạn quá lạm dụng việc ăn kiêng hoặc bỏ bữa

Trên thực tế, điều này đặc biệt phổ biến ở những người mới được chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2. Đơn giản vì tâm lý sợ ăn một cái gì đó đều có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thế nhưng, lạm dụng việc ăn kiêng hoặc bỏ bữa cũng có thể tác động tiêu cực tới chức năng insulin và làm biến động mức đường trong máu, điều này thường dẫn đến tăng cân hơn là giảm cân, theo nghiên cứu được công bố trên Tờ Nutritional Biochemistry tháng 7/2015.

4. Bạn ăn những thức ăn lành mạnh với số lượng lớn

Ăn những thực phẩm có lợi là yếu tố cơ bản của một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng cho người có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, hãy lưu ý tới lượng thức ăn lành mạnh mà bạn sử dụng, nếu không chúng có thể chuyển từ có lợi thành có hại. Ví dụ, ăn một nắm các loại hạt mỗi ngày có thể giúp ổn định đường huyết, nhưng nếu ăn quá nhiều, chúng có thể khiến bạn tăng cân do các loại hạt nằm trong nhóm thực phẩm có hàm lượng calorie khá cao.

5. Bạn ăn protein nạc nhưng cách chế biến lại chưa lành mạnh

Protein nạc từ lâu đã được chứng minh giúp giảm cân tốt hơn và là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống bệnh đái tháo đường type 2. Lưu ý, chế biến protein nạc bằng cách chiên rán sẽ không tốt cho bệnh của bạn. Hiện nay, cách chế biến thực phẩm tốt nhất được khuyến cáo dành cho bệnh nhân đái tháo đường là luộc hoặc hấp.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết