5 mẹo đơn giản để sống chung với viêm loét dạ dày

Làm gì khi bị loét dạ dày?

Probiotics giúp kiểm soát tăng men gan, giảm viêm loét dạ dày hành tá tràng

Dễ viêm loét dạ dày vì uống thuốc giảm đau, chống viêm

Bệnh viêm loét dạ dày có di truyền không?

Viêm loét dạ dày, truỵ tim, đột quỵ vì lỡ ăn thứ này khi đói

Loét dạ dày gây ra cảm giác khó chịu ở bụng và đặc biệt là bỏng rát trong dạ dày. Bạn thậm chí còn có thể bị đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn. Nếu các triệu chứng này không thuyên giảm, hãy đi khám ngay. Vì các vết loét dạ dày có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm, chảy máu mất kiểm soát hoặc thậm chí cản trở việc ăn uống.

Vì vậy, tốt nhất để giữ các vết loét ở trạng thái tốt hơn, hãy áp dụng 5 mẹo này:

Đừng lạm dụng Aspirin hoặc Ibuprofen

Những thuốc này có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày của bạn và dẫn đến loét dạ dày.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, lo âu có thể dẫn đến loét dạ dày và làm tình trạng loét nặng hơn. Vì vậy, việc kiểm soát căng thẳng là điều cần làm. Bạn có thể kiểm soát căng thẳng bằng cách: Khuếch tán các loại tinh dầu có khả năng thư giãn đầu óc (oải hương, bạc hà, cam, chanh…), ngâm chân trong nước muối Epsom, yoga, thiền…

Bỏ hút thuốc

Hút thuốc làm tổn thương tới tất cả các hệ thống của cơ thể từ phổi đến tim và cả niêm mạc dạ dày. Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H. Pylori, thì việc hút thuốc có thể dẫn đến sự hình thành của vết loét thậm chí còn nhanh hơn.

Hạn chế uống rượu bia

Uống nhiều rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác sẽ kích thích tăng tiết lượng acid dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời, nó cũng làm gia tăng áp lực carbon dioxide trong dạ dày, khiến các tổn thương tại ổ viêm trở nên nặng nề hơn, có thể gây loét dạ dày và thủng dạ dày. Vì vậy, thay vì rượu bia, hãy uống nhiều nước lọc để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tránh một số thực phẩm

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị… vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày của bạn và làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, khi bị loét dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc chặn acid, thuốc giảm đau theo yêu cầu của bác sỹ. Bên cạnh đó, nhớ hỏi bác sỹ, chuyên gia y tế thật kỹ lưỡng để sử dụng những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ dạ dày phù hợp.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa