5 lưu ý trong chế độ ăn giúp hồi phục chức năng gan

Để hồi phục chức năng gan, người bệnh cần lưu ý về lượng vitamin sử dụng hàng ngày để tránh gây độc hại

8 cách "phá" chức năng gan nhanh nhất

Bị mệt mỏi, đau đầu do xơ gan uống thuốc gì?

FDA phê chuẩn loại thuốc đầu tiên điều trị tất cả các chủng viêm gan C

7 Triệu chứng chính của bệnh xơ nang

Các chức năng chính của gan là giải độc cho cơ thể và sản xuất dịch mật để tiêu hóa chất béo. Tuy nhiên, gan cũng dự trữ một số vitamin, khoáng chất, các loại đường, điều tiết sự lưu trữ chất béo và kiểm soát việc sản xuất và bài tiết cholesterol – một trong những nguyên nhân gây sỏi trong gan, mật.

1. Vitamin

gan lọc các chất dinh dưỡng không sử dụng ra khỏi cơ thể, nên việc dư thừa vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D, có thể làm tăng gánh nặng cho gan. Tuy nhiên, một chế độ ăn phù hợp sức khỏe của gan kết hợp với việc bổ sung vitamin B phức hợp có thể giúp chăm sóc gan hiệu quả.

Giảm lượng muối ăn hàng ngày có thể hạn chế hiện tượng phù của người bệnh gan

2. Năng lượng và Carbohydrates

Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của gan. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều carbohydrate và chất béo có thể khiến gan không thể giải hết, khiến nó được tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng gan. Tính trung bình một người cần khoảng 30calo/1kg trọng lượng/ngày để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình.

3. Muối natri

Thừa muối có thể gây giữ nước trong cơ thể, do đó việc giảm lượng natri trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ hạn chế nguy cơ bị phù ở người bị bệnh gan. Trong khi hầu hết các loại thực phẩm có chứa một lượng nhỏ natri, muối ăn và thực phẩm chế biến sẵn lại thường chứa một lượng lớn. Thực phẩm chứa nhiều hơn 300mg natri trong mỗi khẩu phần ăn được coi là lượng natri cao và nên tránh.

4. Protein

Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa protein. Khi protein bị phá vỡ, các sản phẩm chất thải như amoniac được hình thành. Một lá gan khỏe mạnh có thể loại bỏ được chất độc ra khỏi cơ thể, tuy nhiên, nếu gan đã bị tổn hại, độc tố có thể tích tụ trong máu và mô. Điều này có thể gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, hay quên và rối loạn tâm thần. Để tránh điều này, một chế độ ăn uống để tái tạo gan có thể chứa khoảng 1gr protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

5. Rượu và các chất kích thích

Để tái tạo lại các tế bào gan, bạn cần tránh những chất có thể gây hại cho gan. Vì rượu được lọc ra khỏi cơ thể qua gan, tất cả các chất, thực phẩm có chứa cồn nên được tránh cho đến khi gan được phục hồi. Đồng thời, bạn nên tránh các loại thuốc có chứa acetaminophen, vì như rượu, acetaminophen được lọc qua gan. Một số biện pháp từ cây hoa chuông, dầu cây sầu đâu, trà lá mate,… cũng có thể gây độc cho gan, đặc biệt là nếu các tế bào gan đã bị hư hại.

Bên cạnh những chú ý về chế độ ăn, người bị rối loạn chức năng gan, gan bị hư hại, xơ gan... nên kết hợp sử dụng thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ những thảo dược tốt cho gan như hoàng bá, diệp hạ châu, chi tử, uất kim... để giúp hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng gan, tăng cường sức khỏe gan mật.

Ngân Giang H+ (Theo Livestrong)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa