5 lời khuyên ngăn ngừa viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, thậm chí phân có máu

5 triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày

Bị đau dạ dày có được uống vitamin C?

Viêm loét dạ dày có lây không?

Trẻ 4 tuổi cũng bị viêm loét dạ dày?

1. Uống nước đun sôi và đóng chai

Vi khuẩn có thể lây lan qua các nguồn nước bị ô nhiễm và điều này có thể làm cho tình trạng dạ dày của bạn bị xấu đi. Bạn nên uống nước lọc, nước đun sôi và nước đóng chai để đề phòng tiêu chảy, đau dạ dày.

Uống nước lọc, nước chai để đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống

2. Tránh xa ăn ngoài đường phố

Ăn ở ngoài vỉa hè, đặc biệt là trong mùa mưa rất có thể bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có thể làm bạn bị viêm dạ dày, dù đó có thể chỉ là một chiếc bánh mỳ kẹp thịt... Đặc biệt luôn tránh ăn rau sống và luôn luôn phải rửa sạch hoa quả trước khi dùng.

Thức ăn ngoài đường phố có thể mất an toàn vệ sinh thực phẩm

3. Rửa tay thường xuyên

Nếu bạn vừa đi làm về từ văn phòng và chuẩn bị cho một bữa ăn. Bạn hãy nhó rửa sạch tay bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn. Hãy nhớ điều này trước và sau các bữa ăn chính, ăn nhẹ.

Cần rửa tay sạch đúng cách trước khi ăn

4. Tránh tự uống thuốc

Hầu hết các loại thuốc giảm đau OTC, đặc biệt là những loại có chứa aspirin và NSAID (thuốc chống viêm không steroid) được biết là những loại thuốc gây loét và kích thích niêm mạc dạ dày. Để chống lại các tác dụng phụ này, thuốc giảm đau chỉ nên uống sau bữa ăn 30 phút. Ngoài ra, việc sử dụng thường xuyên và kéo dài thời gian của các thuốc kháng acid có thể dẫn tới viêm loét dạ dày. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sỹ

5. Nói không với rượu bia

Uống rượu bia làm chậm quá trình chữa, điều trị viêm loét dạ dày. Thay bằng rượu bia, hãy uống một cốc nước muối vì nó phương pháp tự nhiên và tốt nhất cho các bệnh nhân đái tháo đường, người già, bệnh nhân tăng huyết áp để đối phó với viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, những thực phẩm như mật ong, bông cải xanh, bắp cải, sữa chua, trái cây, rau quả, ngũ cốc...  và một số loại thực phẩm chức năng cũng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Bạn nên tìm hiểu, tham khảo và sử dụng.

Ngọc Hoa H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị dạ dày: Thực phẩm chức năng Bảo Vị An - Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Thực phẩm chức năng Bảo Vị An có thành phần: Cao Dạ cẩm, Cao Khổ sâm nam, Cao Bồ công anh nam, Meriva® (Curcuma Phospholipid), Cao Tam thất nam.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, giảm triệu chứng đau tức, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị; Giúp giảm đau xung huyết hang vị, viêm thực quản do trào ngược và triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu; Giúp bổ tỳ, kiện vị, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, chảy máu và loét dạ dày, tá tràng tái phát.
XNQC: 852/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa