5 đồ uống không nên dùng để "chào ngày mới"

Một số nước ép trái cây chứa hàm lượng acid khá cao gây hại cho dạ dày vào buổi sáng.

Bữa sáng làm bánh trứng nhân phô mai ngon tuyệt

Nên ăn thức này để giúp bữa sáng khỏi bí bụng

10 thực phẩm nên ăn vào bữa sáng giúp bạn tỉnh táo

Bữa sáng nhanh gọn thơm ngon với bánh bao khoai lang tím

Sữa bò

Trong sữa bò có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn uống sữa bò vào thời điểm sáng sớm sẽ không tốt. Vì uống sữa bò lúc đang đói làm dạ dày tiêu hóa không kịp, ruột non hấp thu không kịp, không phát huy được giá trị dinh dưỡng, ở một số người còn xảy ra phản ứng không có lợi như đầy hơi, chướng bụng

Nước ép trái cây

Nhiều người cho rằng buổi sáng uống nước trái cây là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây là một nhận thức sai lầm. Trong các loại nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước ép táo,... đều chứa hàm lượng acid khá cao, không chỉ gây hại cho dạ dày vào buổi sáng mà còn cản trở quá trình hấp thụ calci từ bữa sáng của bạn. Đặc biệt, nước ép trái cây không có tác dụng cấp nước cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe.

Nước muối loãng

Sáng sớm là thời điểm huyết áp của chúng ta cao hơn mức bình thường. Vì vậy uống nước muối cũng không có lợi cho những người có vấn đề về huyết áp. Nghiên cứu sinh lý cho thấy rằng, cứ qua một giấc ngủ sâu cơ thể chúng ta không uống giọt nước nào nên không có nước cung cấp cho hệ hô hấp, cho hoạt động đổ mồ hôi, và để tạo thành nước tiểu. Chính vì vậy cơ thể chúng ta mất rất nhiều nước. Nếu uống nước muối vào buổi sáng sẽ làm cho miệng bị khô

Nước uống có ga

Những loại nước có gas đều có chứa cacbonat, chất này sẽ làm cho quá trình đào thải calci trong máu diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, nó làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra không bình thường, khiến cơ thể mất đi lượng calci trong máu. Nếu bạn thường xuyên uống các loại nước có ga vào buổi sáng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu calci.

Nước đun sôi để lâu

Trong nước đun sôi có các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, nếu để lâu sẽ tiếp tục được chuyển thành nitrite. Theo các chuyên gia sức khỏe, nước đun sôi để lâu ngày khó tránh khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, tốc độ phân giải của các chất càng nhanh. Hơn nữa, nitrite trong nước kết hợp với hemoglobin, có thể ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy trong máu. Vì vậy, không nên uống nước đun sôi để lâu quá 24h.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội