5 dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa

Đau bụng bên phải là triệu chứng điển hình của bệnh viêm ruột thừa.

Trẻ đau bụng dữ dội: Cần nghĩ ngay đến viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa: Khỏi cần mổ chỉ cần kháng sinh

Viêm ruột thừa: Mổ hay không mổ?

Viêm ruột thừa ở trẻ em - những điều cha mẹ cần biết

Đau bụng dữ dội

Viêm ruột thừa thường gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài từ rốn tới tới vùng bụng dưới bên phải. Cơn đau thường bắt đầu từ rốn và tăng lên sau 6 đến 24 giờ.

Buồn nôn và không có cảm giác ngon miệng

Viêm ruột thừa có thể tác động đến đường ruột và hệ thống thần kinh dẫn đến buồn nôn và nôn ở người mắc bệnh. Biểu hiện nôn không có cảm giác ngon miệng khi ăn ở người bị viêm ruột thừa cũng dễ bị nhầm với rối loạn tiêu hóa. Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm không phải lúc nào cũng phát hiện tổn thương viêm ruột thừa. Do vậy, chẩn đoán viêm ruột thừa phải dựa vào các triệu chứng của bệnh do người nhà phát hiện và kết quả nhiều lần thăm khám bệnh của bác sỹ.

Người bệnh viêm ruột thừa thường bị buồn nôn, ăn không ngon miệng

Đi tiểu nhiều hơn

Ở một số người, ruột thừa nằm ở vị trí khá thấp, nó rất gần với bàng quang. Khi bàng quang tiếp xúc với phần ruột thừa bị viêm thì bàng quang cũng có thể bị viêm, bác sỹ Cedrek McFadden - bác sỹ phẫu thuật tại trường Đại học South Carolina học Y Greenville và hệ thống y tế Greenville, cho biết. Khi bàng quang bị viêm nhiễm, người bệnh thường phải đi tiểu nhiều hơn. Đi tiểu nhiều cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên khi kết hợp với các triệu chứng như đau bụng, nôn ói thì người bệnh cần nghĩ đến bệnh viêm ruột thừa. 

Người bị viêm ruột thừa thường đi tiểu nhiều hơn bình thường

Sốt cao

Người bị viêm ruột thừa thường bị sốt – biểu hiện tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Phần lớn người bị viêm ruột thừa chỉ sốt nhẹ, dao động 38 – 38,5 độ C nhưng có khi người bệnh không có triệu chứng này, chỉ khi nào đoạn ruột thừa viêm bị vỡ thì người bệnh mới bị sốt.

Co cứng thành bụng

Co cứng thành bụng là một dấu hiệu của viêm ruột thừa khi kết hợp với các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng. Lưu ý, cơn đau sẽ tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ ra gây nguy hiểm cho tính mạng.

Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác của dạ dày. Muốn xác định có viêm ruột thừa hay không, cần khám thực thể ở vùng bụng, xét nghiệm bệnh học và xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang bụng và vùng ngực, CT scan trong trường hợp bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng phát hiện muộn, cần đi khám nếu bị đau bụng nhiều, không giảm sau 1 - 2 giờ, kèm theo nôn, đi lỏng hoặc sốt để được theo dõi tại bệnh viện vì việc theo dõi ở nhà rất nguy hiểm. Ngoài ra, không nên tự ý dùng thuốc giảm đau cho trẻ nếu trẻ đau bụng mà chưa xác định được nguyên nhân vì thuốc có thể làm mất các triệu chứng bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán của bác sỹ.

Thanh Tú H+ (Theo Preven)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp