5 câu hỏi về dinh dưỡng khi mắc bệnh viêm mạn tính của đường ruột Crohn

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quản lý bệnh Crohn

Người bệnh Crohn nên ăn 7 loại thực phẩm này

Crohn - Căn bệnh dễ bị nhầm lẫn

Bệnh tiêu hóa: Cẩn thận không nhầm lẫn và chủ quan

7 thói quen cần cho tiêu hóa

1. Loại thực phẩm nào bệnh nhân Crohn nên hạn chế hoặc tránh?

Với cùng một loại thực phẩm, sự ảnh hưởng của nó tới triệu chứng có thể không giống nhau từ bệnh nhân Crohn này với bệnh nhân Crohn khác. Sự ảnh hưởng thậm chí còn có thể thay đổi theo thời gian sử dụng thực phẩm của người bệnh đó. Tuy nhiên, hầu như các bác sỹ đều nhận định rằng, người mắc bệnh Crohn nên tránh thực phẩm chứa đường lactose và gluten, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo và chất xơ trong chế độ ăn uống.

2. Làm thế nào để hạn chế triệu chứng trướng bụng sau khi ăn?

Trướng bụng, đầy hơi, thậm chí buồn nôn, nôn mửa là triệu chứng khó chịu thường gặp của bệnh Crohn. Đôi khi, một số người bệnh còn tự ý bỏ bữa để tránh gặp phải triệu chứng này. Hãy nói chuyện với bác sỹ để xác định một số thay đổi nhỏ đối với thói quen ăn uống hiện tại để hạn chế hoặc loại bỏ những triệu chứng không thoải mái sau khi ăn. Một số thay đổi được đề xuất có thể là:

- Thay vì ăn 3 bữa chính, người bệnh có thể ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên hơn trong ngày (mỗi bữa cách nhau từ 3 đến 4 giờ).

- Cắt giảm thực phẩm chứa chất béo, thực phẩm chiên rán.

- Loại bỏ các sản phẩm được làm từ sữa.

-Hạn chế thức ăn có nhiều chất xơ.

3. Bệnh nhân Crohn có nên viết nhật ký thực phẩm?

Viết nhật ký về thực phẩm người bệnh ăn mỗi ngày là một hành động rất hữu ích giúp họ phát hiện thức ăn nào có thể (hoặc không) ảnh hưởng đến các triệu chứng. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp bác sỹ đảm bảo việc người bệnh đang nhận đủ chất dinh dưỡng dưỡng mà cơ thể cần.

4. Dưỡng chất nào bệnh nhân Crohn cần lưu ý hơn?

Hầu như người mắc bệnh Crohn đều gặp khó khăn trong việc nhận đủ dưỡng chất vì cần hạn chế hoặc kiêng khem nhiều loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng bệnh xuất hiện và thêm trầm trọng. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sỹ để nhận được tư vấn thực đơn dinh dưỡng thích hợp. Thực đơn này cần bao gồm một số vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, B12, D, E, K, acid folic cùng với sắt, calci và kẽm.

5. Cần làm gì để phòng ngừa triệu chứng tiêu chảy có thể xảy ra với người bệnh?

Bệnh nhân Crohn thường bị tiêu chảy mạn tính. Để phòng tránh tiêu chảy, bệnh nhân nên dùng thực phẩm chứa ít chất xơ và dễ tiêu hóa, chẳng hạn như các sản phẩm từ ngũ cốc (gạo, mỳ ống, bánh mì,...) và rau cải. Các loại thực phẩm như chuối, gạo trắng, bánh mỳ trắng, táo và trà cũng đã được chứng minh giúp làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn triệu chứng tiêu chảy. Khi tiêu chảy xảy ra, cơ thể sẽ trở nên mất nước và điện giải nên người bệnh cần bổ sung nước lọc thường xuyên.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa