4 thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất

Biết được những thời điểm trẻ dễ bị táo bón sẽ giúp bố mẹ phòng ngừa táo bón cho trẻ tốt hơn

6 thực phẩm dễ khiến bé bị táo bón

Sử dụng tinh dầu để trị táo bón như thế nào?

Chuối + yến mạch: Bảo vệ trái tim, tốt cho tiêu hóa

Giảm táo bón cho trẻ bằng nước ép lê

Trẻ bị táo bón ở giai đoạn ăn dặm

Thông thường, bố mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Bé sẽ phải tập làm quen với sự thay đổi từ việc bú sữa mẹ, hoặc bú bình sang các thức ăn đặc hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, chưa thích nghi được với các thức ăn khó tiêu hóa hơn nên rất dễ gặp phải tình trạng táo bón. Vì vậy, để hạn chế táo bón, mẹ nên tập cho bé ăn các đồ mềm, loãng, dễ tiêu trước và chú ý bổ sung thêm rau xanh, chất xơ vào chế độ ăn cho bé. Ngoài ra, bạn cho bé uống thêm nước để cung cấp thêm chất lỏng giúp phân mềm hơn.

Trẻ bị táo bón khi bị ốm

Trẻ bị một số dị tật bẩm sinh như: Phình to đại tràng, suy giáp tạng…và mắc một số bệnh như: Còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu… thường rất dễ bị táo bón.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón là phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Lý do là vì, thuốc kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, mà còn làm giảm đáng kể lượng lợi khuẩn có trong ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật và làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Bé bị táo bón khi tập ngồi bô

Giai đoạn này, bé có nguy cơ bị táo bón, chủ yếu là do tâm lý bé không thích, hoặc chưa sẵn sàng với việc đi vệ sinh trong tư thế mới. Do đó, bé ngại đi đại tiện hoặc cố nhịn đại tiện, dẫn tới táo bón. Khi bị táo bón, bé lại càng sợ đi vệ sinh do phân khô, cứng gây đau đớn và càng làm táo bón trở nên nặng hơn.

Bé bị táo bón khi đi học (từ 2 tuổi trở lên)

Bắt đầu đi học cũng là một trong những giai đoạn khiến bé dễ bị táo bón. Nguyên nhân là do sự thay đổi về môi trường từ nhà đến trường học, có thể gây ra những tác động tới tâm sinh lý của bé, làm cho bé dễ gặp phải các triệu chứng về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bé cũng có thể cảm thấy miễn cưỡng khi phải dùng nhà vệ sinh tại trường, khiến chúng không quen và dẫn đến nhịn đi đại tiện. 

Hậu quả của táo bón kéo dài đối với trẻ em

Các chuyên gia y tế nói rằng, táo bón ở trẻ vốn dĩ không gây ra nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài và không có biện pháp điều trị, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dẫn đến khó hấp thu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và có thể làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương. Nghiêm trọng hơn, táo bón cũng có thể gây tác động xấu tới hệ thần kinh, thậm chí là hệ thần kinh trung ương của trẻ, làm gián đoạn chức năng não bộ, lo âu, suy giảm trí nhớ, tập trung kém, phản ứng chậm, dẫn đến sự phát triển không đều về trí tuệ và thể chất.

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đang có xu hướng tìm những thực phẩm chức năng an toàn cho trẻ sử dụng và đạt hiệu quả. Tiêu biểu và nổi bật trong nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị dứt điểm táo bón ở trẻ nhỏ là cốm Pubokid Gold. Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Quang Tuấn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ