4 tác hại nghiêm trọng của đường đối với cơ thể

Ăn nhiều đường có tác hại gì?

12 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường

5 cách đồ uống có gas ảnh hưởng đến cơ thể của bạn

Video: "Giật mình" với tác hại của mỡ bụng!

Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách

1. Đường làm tăng quá trình lão hóa

Khi đi vào máu, đường tạo liên kết hóa học với các protein như collagen và eslastin dẫn đến:

- Tác hại đầu tiên, sự liên kết nay sẽ khiến các protein bị hủy hoại gây khô da và hình thành nếp nhăn trên da.

- Thứ 2, nó tạo ra chất mới và làm hại do cho da. Chẳng hạn như khiến da dễ bị cháy nắng hơn, đây cũng là một trong những yếu tố chính làm quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn

2. Thúc đẩy các phản ứng viêm

Đường có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến mụn trứng cá và các nếp nhăn xuất hiện trên da nhiều hơn. Ngoài ra, khi phản ứng viêm xảy ra nhiều hơn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: Viêm khớp hay thấp khớp.

Một số phương pháp điều trị bệnh cổ truyền như uống trà đường để điều trị giảm cảm lạnh cũng có thể bị mất hiệu quả, thậm chí phản tác dụng, vì đường sẽ đọng lại ở cổ họng và trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, do đó làm bệnh nặng hơn.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong suốt thế kỷ 20, các bác sỹ tin rằng có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách giảm việc tiêu thụ các chất béo và kiểm soát hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Và đường vẫn được coi là ít nguy hiểm hơn so với chất béo động vật, do đó mọi người thường chỉ cắt giảm chất béo mà vẫn ăn nhiều đồ ngọt.

Tuy nhiên, quan niệm này đã dần thay đổi trong thế kỷ 21. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều đường cũng làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ mạch máu bị tổn thương. Điều đó cũng tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Ảnh hưởng tới thần kinh

- Các nghiên cứu cho thấy, đường có thể gây trầm cảm. Nguyên nhân là do, đường có khả năng ức chế và làm giảm một loại hormone tăng trưởng quan trọng của não bộ gọi là BDNF (Brain-derived neurotrophic factor). Mức BDNF thấp thường được tìm thấy ở những người bị trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt.

- Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, đường có thể làm chúng ta lo lắng nhiều hơn và chính điều này lại khiến chúng ta muốn ăn thêm một thứ gì đó có vị ngọt, đây được gọi là một vòng luẩn quẩn của đường.

- Trong một thí nghiệm được thực hiện trên chuột cống, các nhà khoa học nói rằng, họ đã tìm thấy mối liên quan giữa tác hại của đường và những tổn thương trong tế bào não gây ảnh hưởng tới trí nhớ và quá trình học tập.

Quang Tuấn H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp