4 loại vitamin quan trọng với hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn

Bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp

Vitamin C liều cao giúp điều trị u não, ung thư phổi hiệu quả hơn

Vitamin B1 có lợi gì với sức khỏe?

Bổ sung vitamin nào giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất?

1. Vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, thịt, rau xanh, các loại đậu, sữa và các sản phẩm từ sữa. Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), vitamin nhóm B hỗ trợ cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu và chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm mà chúng ta ăn vào.

Vitamin B hòa tan được trong nước, điều này có nghĩa là chúng không thể tích trữ được trong các tế bào mỡ để cơ thể có thể sử dụng sau này. Do đó, chúng cần được bổ sung một cách thường xuyên thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Các vitamin nhóm B cần thiết cho hệ thống tiêu hóa bao gồm:

B1. Còn được gọi là thiamine, B1 giúp cơ thể chuyển carbohydrate trong chế độ ăn uống thành năng lượng cho tế bào và điều chỉnh sự thèm ăn.

B3. Còn được gọi là niacin, vitamin này rất quan trọng đối với nhiều chức năng của đường tiêu hoá, bao gồm sự phân hủy carbohydrate, chất béo và cồn. Thiếu niacin có thể dẫn đến bệnh đậu mùa, gây nôn mửa nghiêm trọng và tiêu chảy.

B6. Còn được gọi là pyridoxine, B6 rất quan trọng trong việc giúp hệ thống tiêu hóa xử lý protein từ thực phẩm.

B7. Còn có tên gọi khác là Biotin. B7 giúp hệ thống tiêu hóa sản xuất cholesterol, đảm bảo quá trình chuyển hóa protein, carbohydrate và các acid béo diễn ra thuận lợi.

B12. B12 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh, sản xuất tế bào máu, đảm nhiệm việc acid folic và carbohydrate được sử dụng đúng cách trong cơ thể.

2. Vitamin C

Theo NIH, vitamin C là chất chống oxy hoá mạnh. Vitamin này hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường sức khỏe răng và nướu, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả như cam quýt, các loại quả mọng, cà chua...

3. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci và đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, cơ bắp và hệ miễn dịch. Hơn nữa, mức vitamin D khỏe mạnh có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại tràng, theo nghiên cứu được đăng tải năm 2005 trên Tạp chí Gut.

Vitamin D được bổ sung bằng cách để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ăn các loại thực phẩm chứa vitamin D (như lòng đỏ trứng, cá biển, gan, ngũ cốc,...), dùng thực phẩm chức năng.

4. Vitamin A

Vitamin A chủ yếu giúp tăng cường thị lực, xương và sức khoẻ sinh sản. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A là khoai lang, cà rốt, cải xoăn, lựu, gan và sữa.

Mặc dù vitamin A không trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu hóa, nhưng một số bệnh về đường tiêu hóa có thể khiến bạn dễ bị thiếu vitamin A. Ví dụ, tình trạng thiếu vitamin A rất phổ biến ở những người mắc bệnh Crohn, theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Gastroenterology năm 2015.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, việc thiếu vitamin A có thể làm mất cân bằng trầm trọng giữa sự hình thành và phá hủy các gốc tự do trong niêm mạc ruột ở những người mắc bệnh Crohn.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng