4 hiểu lầm về răng miệng làm tổn hại sức khỏe của bạn

Cần chú trọng chăm sóc sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu ăn không tốt như nhiều người lầm tưởng

Nên ăn gì để giữ răng luôn chắc khỏe?

5 cách tự nhiên giúp giảm đau nướu răng hiệu quả

Ngừa viêm phổi nhờ... khám răng miệng

Bác sỹ, tiến sỹ Manny Alvarez – Tổng biên tập chuyên mục Sức khỏe của FoxNews.com đã có buổi trò chuyện với bác sỹ Gerry Curatola - người sáng lập Nha khoa Rejuvenation, thành phố New York (Mỹ) để làm sáng tỏ một số hiểu lầm về sức khỏe răng miệng có thể làm tổn hại đến sức khỏe của bạn.

Đường là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng

Tất cả chúng ta đều từng nghe qua: Đường có thể gây sâu răng, nhưng không phải là “thủ phạm” thực sự làm răng bị sâu. Theo bác sỹ Gerry Curatola, “Đây là quan niệm sai lầm vì đường không phải nguyên nhân gây sâu răng. Sâu răng xảy ra do acid từ vi khuẩn.”

Trong miệng có chứa các vi khuẩn “tốt” và “xấu”. Vi khuẩn “xấu” là những vi khuẩn tự nhiên trong miệng gây hại cho sức khỏe”. Những vi khuẩn này được hình thành khi bạn ăn tinh bột (carbohydrate), chúng có thể sản xuất acid trong miệng, khi kết hợp với nước bọt có thể hình thành mảng bám.  

Ngoài đường tinh luyện, thậm chí các loại thực phẩm lành mạnh chứa tinh bột như rau củ quả cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng.

Làm trắng răng sẽ làm hỏng men răng

Thành phần chính trong các sản phẩm làm trắng răng không kê toa là hydrogen peroxide hay carbamide peroxide. Chúng hoạt động như những chất chống oxy hóa để loại bỏ vết ố trên bề mặt men răng. Các sản phẩm và dụng cụ làm trắng răng như băng dải dán, khay làm trắng và bột nhão làm trắng răng thường chứa khoảng 3 – 10% các hoạt chất làm trắng và được coi là an toàn.

Theo bác sỹ Curatola, “thực sự, làm trắng răng an toàn, nhất là thực hiện dưới sự giám sát của một nha sỹ. Song, có nhiều sản phẩm làm trắng răng mua ngoài có thể làm hỏng men răng của bạn. Lạm dụng các sản phẩm này có thể khiến men răng mỏng dần đi.” Ngoài ra, một trong những tác dụng phụ thường gặp của phương pháp làm trắng răng là răng ê buốt. Nghiên cứu tại Đại học Nha khoa bang Ohio chỉ ra rằng thuốc tẩy trắng có thể ảnh hưởng xấu đến men răng. 

Trám răng bằng amalgam là an toàn và không cần thay thế

Amalgam là loại vật liệu trám có giá thành thấp và có thể trám trực tiếp trên răng, thao tác dễ dàng. Trám răng với chất liệu amalgam có ưu điểm là có độ bền chắc cao, chịu lực tốt và thường được lựa chọn để trám răng hàm.

Vật liệu trám răng amalgam có thể chứa thủy ngân gây hại cho sức khỏe

Song, một trong những vấn đề được các nha sỹ tranh luận khá nhiều là vật liệu trám răng amalgam trong miệng có an toàn hay không.

“Nhiều bệnh nhân còn được thông báo rằng vật liệu được sử dụng để trám răng có chứa 52% là thủy ngân”, bác sỹ Curatola nói. “Ngoài ra, còn có nghiên cứu chứng minh rằng thủy ngân có thể chảy ra theo thời gian từ những mảng trám này, đặc biệt khi bạn uống nước nóng và nhai. Tôi cũng cho rằng thủy ngân không hề tốt với sức khỏe.”

Thủy ngân là hợp chất gây hại đến hệ thần kinh, ở nồng độ nhất định có thể làm tăng nguy cơ bệnh tự miễn, các vấn đề thần kinh, bệnh mạn tính, thậm chí là rối loạn tâm thần. Một điểm khiến các chuyên gia nha khoa e ngại là những người được trám răng thường nghiến răng, nhai kẹo cao su, uống đồ uống nóng, đồ uống có gas có thể tiếp xúc nhiều với thủy ngân.

Răng khôn không có nhiệm vụ gì

Răng khôn là một “sản phẩm” tự nhiên của tiến hóa, thường mọc khi bạn từ 17 – 25 tuổi. Người ta cho rằng các thực phẩm thô, sống mà tổ tiên chúng ta ăn khiến hàm răng phát triển lớn hơn. Nhưng theo thời gian, hàm răng của chúng ta bắt đầu thu lại, nhường chỗ cho bộ não phát triển. Răng khôn được coi là cơ quan vết tích, giống như amidan và ruột thừa.

Theo bác sỹ Curatola, răng khôn nếu mọc ở vị trí bất thường, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề như u nang ở xương hàm, nhiễm trùng và đau.

Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy bên trong răng khôn của bạn có chứa những tế bào gốc tương tự tế bào gốc được tìm thấy trong tủy xương. Nhiều nhà khoa học cho rằng các tế bào gốc từ mầm răng khôn có thể giúp phát triển những loại thuốc khiến răng mọc lại trong tương lai. 

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt