Mỗi năm 360 triệu người mất thính lực do tiếng ồn

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 360 triệu người trên thế giới đang bị suy giảm và mất thính lực

Tiền tố vitamin B3 ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn

Nguy cơ suy giảm thính lực từ thói quen đeo tai nghe mỗi ngày

Liệu pháp thiên nhiên: Giải pháp mới cho ù tai, suy giảm thính lực

Gia tăng suy giảm thính lực ở người cao tuổi

Giải pháp mới giúp tăng cường thính lực

Tiếng ồn ở các đô thị lớn đều vượt mức cho phép

Suy giảm thính lực do tiếng ồn là một quá trình diễn ra từ từ, tích lũy và thường không gây ra đau đớn. Triệu chứng đầu tiên là những cảm giác mơ hồ của áp lực trong tai hay ù tai, nghe người khác nói như ở xa hơn, nghe như có tiếng ong, tiếng muỗi kêu trong tai khi ở nơi yên tĩnh. Tình trạng này nếu để lâu dài, có thể gây ra mất thính lực.

Hiện nay, ở các đô thị lớn, tình trạng “ô nhiễm” tiếng ồn đã đến mức báo động. Một vấn đề phổ biến và rất đáng chê trách là chuyện lạm dụng còi xe. 

Kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (một số nút giao thông và tuyến phố chính) mức ồn giao thông trung bình 77 -82 dB (thính lực đồ). Tại TP.HCM những kết quả đo đạc tiếng ồn trên nhiều tuyến đường cũng đều vượt mức cho phép nhiều lần.

Việc tiếp xúc lâu với âm thanh quá ngưỡng cho phép sẽ gây giảm thính lực khó hồi phục. Nếu tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong thời gian ngắn, chứng giảm thính lực có thể hồi phục trong vài giờ tới một ngày. Song, suy giảm thính lực sẽ không thể hồi phục nếu đôi tai tiếp tục bị tiếng ồn “hành hạ”.

Những ai dễ bị suy giảm thính lực?

Đáng chú ý, WHO cho biết, những người nằm trong diện có nguy cơ mất thính lực phần lớn là thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi. Có đến gần một nửa số người trong độ tuổi từ 12 - 35 ở các nước đang phát triển đã và đang tiếp xúc với tiếng ồn ở mức không an toàn từ các thiết bị âm thanh cá nhân (như máy nghe nhạc...).

Thường xuyên nghe nhạc với âm lượng lớn là nguyên nhân gây ra suy giảm thính lực

Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng là đối tượng bị suy giảm và mất thính lực. Khoảng 40% người trên 65 tuổi bị gặp các vấn đề về thính lực. Trong đó, tình trạng điếc tác động tới 1/3 số người độ tuổi từ 65 đến 74 và 1/2 số người từ 75 đến 79. Ngoài quá trình lão hóa thì thói quen xem chương trình ưa thích trên tivi với âm thanh thật to cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

WHO khuyến cáo, cá nhân, tổ chức và các chính phủ cần có biện pháp ngăn ngừa mất thính lực do tiếng ồn. Với các chính phủ, WHO kêu gọi mở các chiến dịch truyền thông về tác hại của tiếng ồn, soạn thảo và ban hành "luật hạn chế tiếng ồn".

Những người làm việc tại các địa điểm vui chơi giải trí như quán bar, câu lạc bộ và phòng hòa nhạc được khuyên nên sử dụng bộ hạn chế âm thanh, nút bịt lỗ tai... Không nên đeo tai nghe quá lâu và bật to hết cỡ; Thường xuyên tập thể dục thể thao; Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể tham khảo sử dụng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ, tăng cường thính lực.

Để hạn chế suy giảm thính lực ở người cao tuổi, hiện nay phương pháp phổ biến là sử dụng máy trợ thính có khả năng khuếch đại âm thanh từ hai bên tai về não để tăng cảm nhận âm thanh.

Theo WHO, ngưỡng tiếng ồn vượt quá 85 dB sẽ gây tổn thương cho cơ quan thính giác, về lâu dài có thể gây điếc. Ngưỡng cho phép của tiếng ồn công nghiệp là 85 dB, ở khu dân cư là 55 dB vào ban ngày và 45 dB vào ban đêm. Nếu chia theo khu vực thì ngưỡng tiếng ồn cho phép ở khu trung tâm thương mại là 105 dB; Khu công nghiệp là 75 dB vào ban ngày và 70 dB vào ban đêm; Khu yên tĩnh (trường học, bệnh viện) là 50 dB vào ban ngày và 40 dB vào ban đêm.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng