3 thành phần nguy hiểm trong các thực phẩm chế biến sẵn

Tránh 3 thành phần dưới đây giúp bạn chọn các thực phẩm an toàn hơn

Ham chất tạo ngọt nhân tạo dễ bị béo phì, bệnh tim

7 thực phẩm “lành mạnh” chứa nhiều đường bạn nên cảnh giác

Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn dễ bị ung thư ruột

Ăn thực phẩm chế biến sẵn - Dễ mắc bệnh tự miễn

Chất béo chuyển hóa (trans fat)

Chất béo chuyển hóa là một thành phần nhận được nhiều tranh cãi, nhưng đa số các chuyên gia đều nhất trí chúng nên sớm bị cấm hoàn toàn trong thực phẩm.

Năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Mỹ) đã cho các nhà sản xuất 3 năm để nghiên cứu lại thành phần, hướng tới việc loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Hãy cẩn thận với chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến sẵn

Walter Willett - Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết: “Chất béo chuyển hóa là thảm họa lớn nhất trong ngành chế biến biến thực phẩm từ trước tới nay. Hàng triệu người đã và đang phải chịu các hậu quả nghiêm trọng từ thành phần này”.

Bạn nên cẩn thận vì đôi khi, các sản phẩm chứa ít hơn 0,5gr chất béo chuyển hóa trong 1 khẩu phần vẫn có thể được dán nhãn không chứa chất béo chuyển hóa (trans-fat free).

BHA và BHT

BHA và BHT là các chất bảo quản thông thường, hầu như có mặt trong tất cả các loại thực phẩm chế biến sẵn, từ ngũ cốc tới xúc xích. BHA và BHT thường được thêm vào các thực phẩm để phòng ngừa nguy cơ dầu trong thực phẩm bị ôi, thiu.

Hãy cẩn thận các chất bảo quản trong thực phẩm chế biến sẵn

Nhiều chuyên gia từ Đại học Berkeley đã đưa ra kết luận rằng: Từ các nghiên cứu trên động vật, họ nhận thấy 2 hợp chất này “có thể là hợp chất gây ung thư ở người”. Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng (Mỹ) đã liệt kê BHA là một chất phụ gia cần tránh trong thực phẩm, đồng thời khuyến cáo cần cẩn thận khi tiêu thụ các thực phẩm có chứa BHT.

Chất tạo ngọt nhân tạo

Nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về sự nguy hiểm của các chất tạo ngọt nhân tạo, nhưng hiện nay chúng vẫn được nhiều người sử dụng. Các nhà khoa học từ Đại học Pittsburgh (Mỹ) ước tính trung bình trong 1 năm, mỗi người sẽ tiêu thụ khoảng 56,7kg chất tạo ngọt nhân tạo.

Lindsey Carter - một chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, cho biết cô thường khuyên khách hàng tránh xa các loại chất tạo ngọt nhân tạo. “Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ các chất tạo ngọt nhân tạo có thể khiến bạn nhanh cảm thấy đói dẫn tới việc ăn nhiều hơn, gây tăng cân khó kiểm soát. Chưa hết, tiêu thụ nhiều các chất tạo ngọt nhân tạo cũng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ”.

Vậy ăn bao nhiêu là quá nhiều?

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể xử lý tốt lượng calorie dư thừa từ các thực phẩm chế biến sẵn hay các món ăn vặt đóng gói sẵn. Chính vì vậy, những người vận động thể chất thường xuyên có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn hơn so với những người ít vận động.

Tốt hơn hết, hãy hạn chế các thực phẩm này trong vài ngày liên tiếp để tránh các tác động tiêu cực của chúng tới sức khỏe.

Vi Bùi H+ (Theo MedicalDaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng