Tây Phi kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ sau đại dịch Ebola

Cuộc chiến chống dịch Ebola tại 3 nước Tây Phi đang có dấu hiệu tích cực

Thử nghiệm tiêm vaccine Ebola ở Sierra Leone

Chủng virus Ebola hiện tại không nguy hiểm hơn chủng năm 1976

Guinea đóng cửa biên giới với Sierra Leone vì Ebola

Liệu pháp mới chữa khỏi bệnh Ebola

Kế hoạch Marshall thường được gọi là Chương trình chấn hưng nền kinh tế châu Âu sau chiến tranh Thế giới thứ hai do Mỹ tiến hành. Tổng thống Liberia cho rằng khoản tiền trên sẽ cho phép 3 nước cùng với Bờ Biển Ngà hình thành một Liên minh lưu vực sông Mano giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững cũng như thiết lập được một hệ thống y tế đủ mạnh để ngăn ngừa những bệnh dịch bùng phát sau này.

Theo kế hoạch này, 4 tỷ USD sẽ được triển khai trong vòng 2 năm để giúp khôi phục lại các cộng đồng bị tổn thất do dịch bệnh Ebola. Khoản viện trợ cũng nhằm khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư sau khi nhiều nguồn đầu tư đã rút khỏi các quốc gia "ổ dịch."

Hưởng ứng lời kêu gọi này, Ngân hàng Thế giới (WB) hôm qua cam kết sẽ viện trợ thêm 650 triệu USD trong vòng 12 - 18 tháng tới để hỗ trợ ba quốc gia Tây Phi giải quyết các hệ quả từ dịch Ebola.

Chủ tịch WB Jim Yong Kim cho hay, tổng các khoản viện trợ mà WB hỗ trợ cho các chương trình dập tắt dịch Ebola và phục hồi sau dịch bệnh đã lên tới 1,62 tỷ USD. WB ước tính dịch Ebola đang làm tê liệt nền kinh tế của ba quốc gia Tây Phi này khi: Liberia thiệt hại tới 240 triệu USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Guinea thiệt hại 535 triệu USD và Sierra Leone thiệt hại 1,4 tỷ USD.

Quỹ tiền tệ Quốc tế cho biết, đến nay Quỹ đã cung cấp cho Tây Phi 390 triệu USD giúp phát triển các chính sách kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kế hoạch tái thiết. Đức và Anh cũng cam kết sẽ hỗ trợ thêm 72 triệu USD trong cuộc chiến chống dịch bệnh Ebola ở khu vực Tây Phi.

Theo số liệu mới cập nhật của WHO, tuần qua tại các nước Tây Phi đã xác nhận thêm 37 ca nhiễm Ebola mới, trong đó: 28 người Guinea và 9 người Sierra Leone. Sáu tháng trước đây, tại Liberia mỗi tuần có hơn 300 ca nhiễm mới, thời điểm này chưa phát hiện các ca nhiễm mới ở đất nước này.

Kể từ khi đại dịch Ebola bùng phát vào tháng 12/2013, có tổng cộng 23.969 người tại 9 quốc gia châu Phi đã bị nhiễm loại virus này và 9.807 người trong số đó đã tử vong. Trong số đó, riêng tại Liberia có 9.249 trường hợp nhiễm Ebola với 4.117 người tử vong.

Thanh Hà H+ (Theo Business-standard)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn