10 tư thế yoga giúp bạn tràn năng lượng

Tùy theo khả năng của bản thân để luyện tập các tư thế yoga cho phù hợp

6 động tác yoga giúp tăng chiều cao cho nữ

3 tư thế yoga có lợi cho người mắc suy giáp

4 sai lầm của người mới tập yoga thường mắc phải

Cô gái Mỹ bí ẩn gây sốt cộng đồng mạng nhờ khoả thân tập yoga

1. Padahastasana ( Tư thế gập người)

Tư thế gập người phía trước tạo ra sự di chuyển của huyết mạch theo hướng khuôn mặt, đầu và thân trên, mà thông thường theo trọng lực những khu vực này không được sự lưu thông mạnh như khi cơ thể ở trạng thái cúi ngược đầu. Động tác này kết nối cho toàn thể cơ thể bạn với năng lượng của trái đất, tập luyện đúng và thường xuyên sẽ giúp cải thiện trí nhớ, hạn chế vết nhăn trên mặt và tránh tình trạng bạc tóc, giúp khuôn mặt săn gọn và tươi trẻ lâu dài. 

Cách tập: Đứng thẳng lưng, hít vào, đưa hai tay lên qua đầu. Thở ra, đưa hai tay ra phía trước và từ từ đưa tay đặt vào dưới mũi chân, cúi đầu thấp nếu có thể hãy chạm trán vào chân. Thở đều trong 10 đến 15 nhịp thở. Chú ý giữ hai đầu gối thẳng. Tập vài lần rồi giữ tư thế lâu dần. Những người tăng huyết áp hay đau lưng không nên thực hiện động tác này.

2. Anjaneyasana (Tư thế trường tần thấp)

Động tác này rất hiệu quả, giúp mở rộng ngực, vai và hông, cung cấp năng lượng lên đầu và cân bằng cơ thể.

Cách tập: Khi thở ra, gập người về phía trước, duỗi chân phải ra sau bước gập chân trái về phía trước. Chân sau tựa trên mũi chân, hướng thẳng về phía trước. Giơ tay thẳng lên cao.

3. Talasana

Bạn sẽ cảm thấy sức mạnh và năng lượng di chuyển qua bàn tay và lan tỏa khắp cơ thể.  

Cách tập: Chụm 2 chân và giữ lưng thẳng trong khi lòng bàn tay chạm vào đùi. Sau đó giơ cánh tay lên đỉnh đầu và hít thở sâu trong khi kéo dài lưng. Đứng bằng gót chân và giữ nguyên tư thế trước. Thở ra và quay lại vị trí ban đầu

4. Utkatasana (Tư thế cái ghế)

Đây là một tư thế rất năng động và hiệu quả, giúp lưu thông máu đến các cơ và toàn cơ thể.

Cách tập: Từ tư thế đứng, gập người xuống, hai lòng bàn tay úp vào nhau và giơ thẳng lên. Thư giãn cổ bằng cách để đầu thả lỏng.

5. Naturajasana (Tư thế vũ công)

Tập trung ánh nhìn của bạn về phía trước, chú ý vào hơi thở khi hít vào và thở ra, bạn sẽ cảm thấy năng lượng đang được tăng lên.

Cách tập: Đứng trong tư thế trái núi,  khom (cong) người về phía trước. Co chân phải và đưa ra phía sau. Tay phải nắm lấy mu bàn chân phải như hình bên dưới. Dùng tay phải nâng cao chân phải đồng thời đưa thẳng tay trái về phía trước. Cố gắng nâng cao chân sát vào đầu, tập trung uốn cong phần thân và chân. Giữ tư thế này trong 45 giây – 1 phút (10 nhịp hít thở). Trở lại vị trí ban đầu theo trình tự ngược lại. Tiếp tục thực hiện tương tự với chân còn lại.

6. Ushtrasana (Tư thế con lạc đà)

Tư thế con lạc đà này rất mạnh mẽ, giúp thúc đẩy máu lưu thông từ đầu đến các chi, giúp bạn hoạt bát và tràn năng lượng. Đây  là tư thế uốn cong lưng đơn giản, ngực nở. Tư thế yoga này giúp cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ thể và cũng như cải thiện hệ tiêu hóa.

Cách tập: Quỳ chân xuống sàn, lưng thẳng đứng, rồi dần ngả người ra sau. Hai tay chạm gót, đầu ngửa sâu. Giữ tư thế này trong 15 giây.

7. Chakrasana (Tư thế bánh xe)

Đây là một tư thế khó và đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Ở động tác này, năng lượng sẽ di chuyển khắp cơ thể, giúp tim đập nhanh hơn, thúc đẩy năng lượng toàn cơ thể.

Cách tập: Toàn bộ lưng đều trong tư thế ngửa ra sau. Thả lỏng vai và cổ. Phân bố lực đều lên bàn chân và bàn tay. Giãn cơ mặt, thở chậm và đều. Khi muốn thoát thế, hít vào và trong khi thở ra, hơi gập khủy tay và chân. Hạ đầu, vai, eo và mông xuống sàn. Hoàn toàn thả lỏng lưng lên mặt sàn. Thu hai tay về và đặt tay song song với cơ thể. Duỗi chân và trở về tư thế nằm ngửa.

Lưu ý: Những người bị bệnh cột sống, thoái hóa đốt sống, viêm khớp nghiêm trọng nên tránh thực hiện tư thế này. Khi mới bắt đầu cột sống chưa linh hoạt và dẻo, vì thế không nên cố quá.

8. Uttana Shishosana (Tư thế em bé)

Đây là động tác đơn giản nhưng giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể.

Cách tập: Bắt đầu bằng tư tế quỳ, vai thẳng trên cổ tay và mông thẳng trên đầu gối. Di chuyển tay về phía trước, hạ thấp nửa người trước xuống sàn, thả đầu và vai xuống thư giãn, kéo dài cột sống, cong nhẹ lưng dưới.

9. Virabhadrasana II (Tư thế chiến binh II)

Động tác này giúp vai và cánh tay, đùi, chân khỏe mạnh hơn, giúp giãn ngực, phổi và vai, cải thiện thăng bằng, tăng sinh lực, sự tập trung và giảm đau lưng.

Cách tập: Ở tư thế đứng, thở ra và bước chân trái ra sau khoảng hơn 1m. Điều chỉnh sao cho gót chân trái nằm thẳng hàng sau gót chân phải và sau đó xoay bàn chân trái một góc 90 độ. Xoay hông sang trái và ép chặt cơ đùi để cảm nhận được điểm chính giữa gối phải thẳng hàng với điểm chính giữa của mắt cá chân phải. Hít vào và giơ tay lên ngang vai, hai tay dang ra hai bên song song với sàn nhà. Hít thở chậm và giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút. Để trở về, hít vào và thẳng chân phải, thở ra hạ hai tay xuống. Đổi bên với thời gian bằng nhau.

10. Sirsasana (Tư thế đứng bằng đầu)

Bằng cách tập trung vào trong tư thế này, căng thẳng đã bị giảm đi, có thể giúp bạn phát triển khả năng tập trung, cải thiện bộ não và năng lượng trong cơ thể.

Cách tập: Bắt đầu bằng tư thế ngồi. Sau đó, gập người về trước, đặt 2 khuỷu tay lên thảm, 2 bàn tay nắm chặt vào nhau. Sau đó, từ từ đặt đầu vào giữa hai lòng bàn tay. Giữ chặt đầu để khi vào tư thế đầu không bị xê dịch. Từ từ di chuyển 2 bàn chân về phía bụng. Dồn trọng lực lên tay và cố gắng nâng chân lên khỏi mặt đất một chút. Nếu làm được, tiếp tục bước tiếp theo là nâng cả người và thân lên sao cho vuông góc với mặt đất. Lúc này, chúng ta hít thở bình thường.

Ngọc Hoa H+ (Theo Wearandcheer)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp