"Bắt" bài sớm bệnh thận

Chúng ta thường không biết mình có vấn đề về thận cho đến khi bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng

Trà đá chém gió coi chừng bị thận!

Thuốc Nam làm bệnh thận nặng hơn đúng hay sai?

Bệnh thận không chừa một ai

Làm gì để thận luôn khỏe mạnh?

1. Thay đổi chức năng tiết niệu

Triệu chứng đầu tiên của bệnh thận là sự thay đổi chức năng tiết niệu, bao gồm sự bất thường về số lần tiểu trong ngày và lượng nước tiểu được bài tiết ở mỗi lần tiểu. Ngoài ra, những thay đổi khác có thể là: Thường xuyên phải dậy đi tiểu vào ban đêm; Hay buồn tiểu nhưng không thể tiểu khi sử dụng nhà vệ sinh; Nước tiểu sậm hơn bình thường; Nước tiểu có bọt hoặc bong bóng; Nước tiểu có chứa máu; Cảm thấy áp lực hoặc gặp khó khăn trong tiểu tiện; Đau hoặc cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.

2. Sưng khắp cơ thể

Thận có chức năng loại bỏ chất thải bên trong cơ thể. Khi thận hoạt động kém công suất, chất thải sẽ tích tụ dưới da gây ra hiện tượng sưng. Nó có thể xuất hiện ở tay, bàn chân, khớp cổ chân, mặt và dưới mắt. Bạn cũng có thể nhận thấy vùng da này sẽ bị trùng sau khi dùng lực ép nó trong vài giây.

3. Hay mệt mỏi

Khi thận có vấn đề, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà không rõ lý do. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do thiếu máu và sự tích tụ các chất thải trong cơ thể. Chi tiết hơn, khi thận khoẻ mạnh, nó sẽ sản xuất một hormone được gọi là erythropoietin nhằm hỗ trợ sản xuất các tế bào máu đỏ mang oxy. Nếu thận bị hư hại, lượng hormone erythropoietin sẽ giảm khiến các tế bào máu đỏ cũng giảm theo gây ra thiếu máu.

Song song đó, thận hoạt động kém làm cho cơ thể bạn gặp phải tình trạng khó khăn để thải loại các chất độc và các chất có hại. Điều này có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng và khiến bạn luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống.

Khi thận có vấn đề, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà không rõ lý do

4. Chóng mặt

Bệnh thận có thể làm cho bạn bị chóng mặt thường xuyên với biểu hiện choáng váng, mất thăng bằng do thiếu máu cung cấp oxy cho não bộ. Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, làm bạn khó tập trung và mất ngủ.

5. Đau không thể lý giải

Đau không thể lý giải, đau ở lưng cũng như bên trong bụng có thể là triệu chứng của thận bị nhiễm trùng. Ngoài ra, khi thận làm việc kém, bạn có thể bị đau, cứng khớp do thiếu chất dịch trong khớp. Đau ở lưng dưới và háng cũng có thể bị gây ra bởi bệnh sỏi thận. Bệnh thận đa nang, bệnh thận di truyền cũng có thể gây đau ở lưng dưới, hai bên sườn hoặc bụng.

6. Phát ban và ngứa dữ dội

Da bị phát ban, kích ứng và ngứa quá mức cũng là triệu chứng của một số bệnh thận. Thận hoạt động kém góp phần vào sự tích tụ của các chất thải và độc tố trong cơ thể gây ra nhiều vấn đề ở da. Song song đó, chức năng thận kém cũng gây mất cân bằng calci và phospho trong máu, từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy quá mức.

7. Thở có mùi khai

Thở có mùi khai là dấu hiệu bạn có thể đang mắc các bệnh về thận. Điều này xảy ra do thận hoạt động kém dẫn đến sự gia tăng mức độ ure trong máu. Ngoài ra, nó cũng có thể làm thay đổi hương vị của các món ăn.

Thở có mùi khai là dấu hiệu bạn có thể đang mắc các bệnh về thận

8. Buồn nôn hoặc nôn mửa

Buồn nôn, nôn và chán ăn là các triệu chứng tiêu hóa rất phổ biến ở những người bị bệnh thận. Buồn nôn và nôn thường xảy ra khi thức dậy vào buổi sáng. Khi thận không thể lọc chất độc hại ra khỏi máu, nó dẫn đến sự tích tụ của ure nitrogen quá mức trong máu. Điều này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa gây buồn nôn và nôn.

9. Luôn cảm thấy lạnh

Đây là một triệu chứng của thiếu máu mà có thể bị gây ra bởi bệnh thận. Bạn có thể cảm thấy lạnh mà không có bất kỳ lý do nào, ngay cả khi ở trong một môi trường ấm áp. Đôi khi, bạn thậm chí có thể bị sốt và có cảm giác ớn lạnh. 

10. Khó thở

Khó thở cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh thận. Chức năng thận bị suy giảm dẫn đến tình trạng chất lỏng bị tích tụ trong phổi. Khó thở cũng có thể là do thiếu máu gây ra bởi các vấn đề về thận. Ngoài ra, sự tích tụ của kali trong máu không được lọc ra bởi thận có thể khiến nhịp tim của bạn bất ổn định.

Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Chúng giúp loại bỏ các chất thải, điều tiết sản xuất các tế bào máu đỏ, sản xuất hormone điều hòa huyết áp và giúp tạo ra vitamin D cần thiết cho sức khỏe của xương. Thận cũng giúp duy trì sự cân bằng lượng nước và nồng độ khoáng chất trong cơ thể, chẳng hạn như natri, kali và phospho trong máu.

Chức năng thận suy giảm theo tuổi. Tuy nhiên, các yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh thận bao gồm: Tiền sử gia đình, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, hút thuốc lá và béo phì.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết