10 tiêu chí phân biệt Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng và nhộng trùng thảo nuôi cấy

Cần phân biệt rõ Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng và nhộng trùng thảo nuôi cấy

Đông Trùng Hạ Thảo: Tinh hoa của đất - báu vật của trời

Đông trùng hạ thảo tác động tới hệ hô hấp như thế nào?

Đông trùng Hạ thảo - Bí quyết làm đẹp của những mỹ nhân Trung Hoa

Bỏ qua Đông trùng hạ thảo, bỏ lỡ vị thuốc quý cho sức khỏe

Đông trùng Hạ thảo bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes. Tên gọi Đông trùng Hạ thảo xuất phát từ hình thái đặc biệt của nó: Vào mùa Hè, nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất nhìn giống một loài thực vật (thảo mộc); Tới mùa Đông, cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng).

Hàng thế kỷ qua, người phương Đông đã biết sử dụng loại “nấm mọc trên sâu” này để chăm sóc sức khỏe

Trong 5 năm lại đây, thị trường Đông trùng Hạ thảo ở Việt Nam phát triển ào ạt, đặc biệt là các sản phẩm từ nuôi cấy nhân tạo tràn lan khắp mọi nơi. Trong số nhiều loại trùng thảo, có 2 loại có giá trị hơn cả, được sử dụng nhiều trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật, đó là nấm Cordyceps sinensis và nấm Cordyceps militaris, cùng họ nhưng khác loài. Tuy nhiên, hai loại nấm này đang gây ra sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng.

Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, dưới đây là 10 tiêu chí giúp chúng ta phân biệt Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng (Cordyceps sinensis) và nhộng trùng thảo nuôi cấy (Cordyceps militaris):

1. Phân bố địa lý

Cordyceps sinensis sinh trưởng trong tự nhiên và phân bố chủ yếu ở các cao nguyên Đông Á có độ cao hơn mặt nước biển từ 4.000 - 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... Chính vì vậy, việc khai thác Cordyceps sinensis là không hề dễ dàng và khó có thể thu lượm được lượng lớn loại trùng thảo này. Trong khi đó, Cordyceps militaris dễ dàng được tìm thấy ở tất cả các vùng trên trái đất, độ cao từ 0 - 2.000m. Cordyceps militaris hiện đang được nuôi cấy nhân tạo ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.

2. Phức hợp ký sinh

Nấm

Ký chủ

Cordyceps sinensis

Sâu bướm Thitarodes vùng Tây
Tạng (phát triển dưới mặt đất)

Cordyceps militaris

Sâu nhiều loài bướm và côn trùng
cánh cứng, cánh mềm

3. Tạo sản phẩm

Khác với Cordyceps militaris, việc khai thác Cordyceps sinensis tự nhiên hoang dã là rất khan hiếm vì loại trùng thảo này hiện chưa tìm được cách được nuôi trồng nhân tạo tối ưu.

4. Bộ phận dùng

Cordyceps sinensis được tận dụng cả sâu và nấm (cả động vật và thực vật). Còn Cordyceps militaris được sử dụng phần sinh khối và quả thể (chỉ có thực vật).

5. Tên thường gọi

Cordyceps sinensis thường được biết tới dưới tên Đông trùng Hạ thảo. Cordyceps militaris còn được gọi là nấm cam sâu bướm hoặc nhộng trùng thảo.

6. Hình thể

Nhận diện Đông trùng Hạ thảo Tây Tạng

Nhận diện nhộng trùng thảo nuôi cấy

7. Thành phần hóa học

Các phân tích hoá học cho thấy Cordyceps sinensis có: 18 acid amin khác nhau, protein có tỷ lệ 24 - 26%; Chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A (29,19mg/100gr trùng thảo), C (116,03mg/100gr trùng thảo), B12, B2, E, K…; Nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, natri, selen…; Acid béo không no chiếm tới 82,2% tổng lượng acid béo toàn thể; Các hoạt chất sinh học quý như cordycepin, polysaccharide, acid cordyceptic, sterol, adenosine (2,24mg/gr), cordymin, lovastatin, cordysinin A, B, C, D, E…

Trong khi đó, Cordyceps militaris có thành phần hóa học khiêm tốn hơn: Chứa khoảng 17 loại acid amin, hàm lượng lysine vào khoảng 15,06mg/gr; Vitamin A, B; Khoáng chất như đồng, selen...; Acid béo không no như linoleic, oleic, linolenic; Hoạt chất sinh học quý như cordycepin; Polysaccharide (CPS1, CPS2), adenosine…

8. Tác dụng

Cho tới nay, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều tác dụng của 2 loại trùng thảo này. Theo đó:

Cordyceps sinensis có thể giúp: Chống ung thư nhờ hoạt chất cordycepin; Tăng miễn dịch nhờ hợp chất hữu cơ polysaccharide; Giảm cholesterol “xấu” LDL, hạn chế xơ vữa động mạch, giảm huyết áp ở người bị tăng huyết áp nhờ hoạt chất lovastatin; Chống oxy hóa mạnh mẽ; Tăng cường chức năng thận, giãn nở phế quản; Tăng cường chức năng sinh dục; Có khả năng kháng viêm, kháng virus, kháng sinh cao nhờ vào hợp chất myriocin; Tăng cường chức năng tiêu hóa chuyển hóa.

Cordyceps militaris có thể giúp: Chống ung thư; Chống oxy hóa nhờ hợp chất CM-hs-CPS2; Tăng số lượng tinh trùng; Ức chế virus, điều hòa miễn dịch; Kháng sinh, kháng viêm; Tan huyết khối.

9. Giá trị và chất lượng

Việc tìm kiếm, khai thác Đông trùng Hạ thảo hoàn toàn thủ công và cần mất rất nhiều công sức

Nếu nhộng trùng thảo có giá chừng trăm triệu đồng cho mỗi kg, thì Đông trùng Hạ thảo rất quý hiếm, giá dao động từ 1,4 - 1,6 tỷ đồng/kg (thậm chí còn cao hơn).

10. Xếp loại hàng hóa

Từ quá trình sử dụng nhiều năm qua ở phương Đông và qua các phân tích thành phần hóa học, dược lý, thực tiễn, Đông y đã công nhận giá trị bổ dưỡng, chữa bệnh của Đông trùng Hạ thảo vượt xa nhộng trùng thảo. Chính vì vậy, Đông trùng Hạ thảo được coi là hàng cao cấp quý hiếm, trong khi đó, nhộng trùng thảo có thể dễ dàng tìm mua đại trà.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng