10 thói quen thường gặp dễ dẫn tới bệnh thận

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây hại thận

4 vấn đề sức khỏe nam giới có thể gặp phải khi qua tuổi 40

Top 5 bệnh gây nên đột tử nhiều nhất ở nam giới

Top 5 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vụ bác sỹ quên gạc trong chân bệnh nhân: Mong người bệnh thông cảm!?

Bệnh thận – “Kẻ giết người” thầm lặng

1. Nhịn tiểu

Một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương thận là nhịn tiểu. Nước tiểu lưu lại lâu trong bàng quang, khiến các vi khuẩn gia tăng nhanh chóng. Một số loại vi khuẩn nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hay suy thận (do làm gia tăng áp lực lên thận).

Nhịn tiểu - thói quen gây hại cho thận

2. Không uống đủ nước

Thận có thể bị tổn thương khi không uống đủ nước. Nếu cơ thể bạn bị thiếu nước, lượng máu lưu thông đến thận có xu hướng giảm sút, làm cản trở khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo khuyến cáo, mỗi người nên uống 10 – 12 cốc nước mỗi ngày, tương đương 1,5 – 1,8 lít nước để thận hoạt động hiệu quả hơn.

3. Ăn nhiều muối

95% lượng muối khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại thận. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải làm việc quá mức để bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, dần dần gây suy giảm chức năng thận.

Nên cắt giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày

Theo nhiều nghiên cứu, lượng muối cũng làm tăng lượng protein trong nước tiểu, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận. Nếu lượng muối cao hơn 5gr/ngày sẽ có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là thận.

4. Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên

Nhiều người có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho thận và các cơ quan khác trong cơ thể.  

Theo nhiều nghiên cứu, thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây ảnh hưởng cho chức năng thận. Việc sử dụng thuốc giảm đau dài ngày có thể gây tổn thương thận cấp tính hoặc mạn tính. Những người bị suy giảm chức năng thận cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.

5. Ăn nhiều thực phẩm chứa lượng protein cao

Ăn uống quá nhiều thực phẩm giàu protein làm tăng áp lực cầu thận, làm tăng nguy cơ suy thận. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ. Những người có vấn đề về thận cần tránh ăn thịt đỏ để bệnh không diễn biến nặng hơn.

6. Uống nhiều rượu

Rượu là chất độc gây hại cho gan và thận. Nếu uống quá nhiều rượu, acid uric sẽ lưu trữ trong các ống thận, gây tắc nghẽn ống thận và làm tăng nguy cơ suy thận. Rượu cũng dẫn đến tình trạng mất nước và làm cản trở chức năng thận.

7. Hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá làm tăng nhịp tim và huyết áp, giảm lưu lượng máu và thu hẹp các mạch máu trong thận. Thói quen không lành mạnh này có thể khiến bệnh thận trở nên nặng hơn, làm tăng tốc độ suy giảm chức năng thận.  

Cai thuốc lá để bảo vệ sức khỏe thận

8. Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine, huyết áp của bạn sẽ tăng lên, về lâu dài gây tổn thương thận. Nghiên cứu từ năm 2002 cho thấy, việc uống quá nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, do caffeine làm tăng sự bài tiết calci qua đường tiết niệu. Thông thường, mỗi người chỉ nên uống 3 tách trà, 1-2 tách cà phê mỗi ngày, đồng thời hạn chế những loại thực phẩm giàu caffeine như đồ uống có gas, cacao, chocolate...

9. Bỏ qua những nhiễm trùng thông thường

Những chứng bệnh như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng và những nhiễm trùng thông thường khác có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng. Do đó, khi gặp phải những bệnh kể trên, bạn cần áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời.

10. Thiếu ngủ

Rất nhiều người không ngủ đủ giấc do lối sống bận rộn, khoảng thời gian từ 6 – 8 giờ ngủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, các mô, cơ quan sẽ được tái tạo trong khi ngủ. Thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình này, dẫn đến thiệt hại nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Theo nhiều nghiên cứu, ngủ không đủ giấc cũng gây tắc nghẽn động mạch, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ tổn thương thận.

Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tổn thương thận

Cách phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thận 

Bệnh thận, trong đó có suy thận ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế gia đình, sức khỏe người bệnh và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Do đó, cách tốt nhất để đối phó với bệnh thận là phòng ngừa khi chưa mắc bệnh.

Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là xu hướng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đang nhiều chuyên gia khuyến khích do hiệu quả bền vững mà an toàn khi sử dụng lâu dài. Trong số đó, tiêu biểu như thực phẩm chức năng có thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với đan sâm, hoàng kỳ, trầm hương, linh chi đ… giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, phòng ngừa sự phá hủy của thận, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, kiểm soát các nguy cơ dẫn đến suy thận.

Để bệnh thận không còn là gánh nặng đối với cá nhân, gia đình và xã hội, mỗi người cần tránh xa 10 thói quen không tốt cho thận, nên chăm sóc sức khỏe bằng chế độ sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần chính là cây dành dành mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn giải pháp phòng và chữa bệnh thận hiệu quả.

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng viên nén Ích Thận Vương – Sản phẩm cho người bị bệnh thận như suy thận, sỏi thận,…
Đối với những người đã bị các vấn đề liên quan đến chức năng thận, hiện nay ngoài việc tuân thủ đúng lời khuyên của chuyên gia, việc sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cũng là điều được lưu ý.
Thực phẩm chức năng viên nén Ích Thận Vương với thành phần chính là cây dành dành, kết hợp với các thảo dược: Cao đan sâm, cao hoàng kỳ, bạch phục linh, cao râu mèo, cao mã đề, cao linh chi đỏ... giúp cải thiện chức năng thận, giúp bảo vệ thận; Giúp ngăn ngừa sự phá hủy của thận, giúp làm chậm tiến trình suy thận; Giúp làm giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận. Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu; Giúp ngăn ngừa sự phát triển của suy thận từ bệnh nhân có các bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận. Nên sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 392/2015/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu