10 căn bệnh có thể dẫn tới rung tâm nhĩ

Nhiều bệnh tim mạch, bệnh mạn tính có thể là nguyên nhân dẫn tới rung nhĩ

Những cách ổn định nhịp tim tự nhiên cho người bị rối loạn nhịp tim

Còn trẻ đã bị rối loạn nhịp tim nhanh dễ tử vong

Trống ngực, nhịp tim nhanh: Khi nào nên lo lắng?

Các loại trái cây tốt cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh

Bệnh động mạch vành

Mắc bệnh động mạch vành có thể làm giảm lượng máu giàu oxy tới các cơ tim, gây đau tức ngực và có thể dẫn tới đau tim. Nhiều chuyên gia cho rằng, sự thiếu hụt oxy, hoặc thiếu máu cục bộ tới các buồng tim trên (tâm nhĩ) có thể là nguyên nhân gây bệnh rung nhĩ.

Một trong các loại thuốc điều trị rung nhĩ chính là thuốc chẹn kênh calci. Loại thuốc này giúp động mạch thư giãn và nở rộng, giúp tăng cường lưu thông máu giàu oxy tới tim.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng tăng áp lực lên thành động mạch tăng cao trên 120/80 mmHg. Huyết áp càng tăng cao, tâm nhĩ càng có nguy cơ bị phì đại, khiến tim phải đập nhanh hơn để đảm bảo đưa máu đi nuôi cơ thể.

Tăng huyết áp cũng là một nguyên nhân gây bệnh rung nhĩ

Các dị tật tim bẩm sinh

Những người bị dị tật tim bẩm sinh thường bị tăng huyết áp, dẫn tới tình trạng tâm nhĩ trái bị phì đại bất thường. Điều này khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh rung nhĩ và yêu cầu các biện pháp điều trị hoàn toàn khác so với các phương pháp điều trị rung nhĩ thông thường.

Bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim là một biến chứng của bệnh thấp khớp cấp. Nguyên nhân gây bệnh là do đau, viêm họng không được điều trị kịp thời, dẫn tới nhiễm trùng Streptococcus. Khi nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ bị viêm mạn tính và có thể gây tổn thương tim, đặc biệt là van 2 lá nằm giữa hai buồng tim trái. Van 2 lá bị tổn thương có thể làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ.

Bệnh thấp tim có thể gây tổn thương van tim, tăng nguy cơ bị rung nhĩ

Viêm màng ngoài tim

Khi màng ngoài tim bị viêm nhiễm do các vi khuẩn, ký sinh trùng, màng tim sẽ hình thành sẹo, bị vôi hóa dần và dẫn tới biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự truyền các tín hiệu điện tim, ảnh hưởng tới khả năng co bóp của tim và gây bệnh rung nhĩ.

Cường giáp

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí British Medical, dư thừa các hormone tuyến giáp sẽ khiến cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hóa, gây nhịp tim nhanh nhưng lại thiếu máu giàu oxy tới tâm nhĩ.

Đái tháo đường

Nhiều nhà khoa học cho rằng, đái tháo đường có thể là nguyên nhân gây rung nhĩ do gây nên tình trạng viêm nhiễm trong các buồng tim trên. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí American College of Cardiology kết luận rằng, những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ bị rung nhĩ cao gấp 2 lần so với những người không mắc bệnh.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ có thể gây tăng huyết áp, khiến tâm nhĩ phì đại do không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã chỉ ra rằng, người bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị rung nhĩ cao gấp 4 lần so với những người không mắc bệnh.

Phổi tắc nghẽn mạn tính

Khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh sẽ bị khó thở, thường xuyên thiếu oxy cũng như dễ phát triển viêm nhiễm trong cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều có thể khiến tâm nhĩ bị phì đại, gây bệnh rung nhĩ.

Thuyên tắc phổi

Khi có cục máu đông trong phổi, người bệnh sẽ bị thuyên tắc phổi, gây tăng huyết áp và phì đại tâm nhĩ. 

Vi Bùi H+ (Theo Activebeat)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh cho những người có nguy cơ cao (người bệnh tim mạch, cường giáp).

Trống ngực, nhịp tim nhanh: Khi nào nên lo lắng? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch