1 người già vào viện thường mắc 5 bệnh trở lên

Con người càng về già, khả năng mắc các bệnh mạn tính ngày càng gia tăng

Chỉ mới 60% người cao tuổi có thẻ BHYT

Người cao tuổi dễ ốm do ăn uống không đúng cách

Đừng vội buộc tội người cao niên... ăn trộm

Vì sao người cao tuổi giấu bệnh Alzheimer?

Đây là thông tin do GS.TS Phạm Thắng - Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết tại Hội thảo Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, tổ chức ngày 28/3.

Theo GS. TS Phạm Thắng, già hóa dân số là một thách thức với hệ thống y tế Việt Nam. Bởi lẽ, con người càng về già, khả năng mắc các bệnh mạn tính như mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, loãng xương, suy giảm trí tuệ… ngày càng gia tăng. Tính riêng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình mỗi bệnh nhân nhập viện đều mắc 5 - 6 bệnh khác nhau cần phải chữa trị cùng một lúc. Vì vậy, chi phí điều trị cũng cao gấp 7 – 10 lần chi phí với người trẻ.

Trong khi đó, có đến 30% người cao tuổi ở nước ta không có bất kỳ loại bảo hiểm nào. Mặt khác, tại Việt Nam, hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn rất yếu. Đến nay, cả nước mới chỉ có 40% các bệnh viện có thành lập khoa Lão khoa. Bệnh viện đã có thì mới chỉ dừng lại ở công tác chăm sóc y tế cho người cao tuổi, chưa triển khai chăm sóc toàn diện, dẫn đến tình trạng cứ 1 người cao tuổi nằm viện thì có 3 - 4 người nhà đi kèm.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, do lối sống thay đổi, bệnh tật ở ở người cao tuổi đang có xu hướng chuyển từ những bệnh dễ lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và mạn tính, nhiều bệnh nặng đang ngày càng phổ biến như: Ung thư, tim mạch, đái tháo đường, trầm cảm... 

Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y tế đang đẩy mạnh các biện pháp dự phòng bệnh tật, chăm sóc ban đầu, tăng cường các hướng tiếp cận chăm sóc thân thiện chuyển hướng từ dự phòng các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch.

Để người cao tuổi ít phải cậy nhờ bệnh viện, công tác dự phòng các bệnh mạn tính được xem là chìa khóa để hạn chế thấp nhất khả năng mắc bệnh của người cao tuổi. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng là cách tốt và hữu hiệu giúp người cao tuổi phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh khi về già. Nhiều nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc khi dùng chung. Tuy nhiên, cũng giống như với thuốc, trước khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng, người cao tuổi nên tìm hiểu kỹ thông tin về các sản phẩm, đồng thời tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già