Y tế tuần qua: Người về từ Đà Nẵng phải tự cách ly 21 ngày

Hà Nội đầy mạnh rà soát người về từ Đà Nẵng để phòng COVID-19 lây lan - Ảnh: MOH

Y tế tuần qua: Thủ tướng yêu cầu chuyển sang tấn công dập dịch

Y tế tuần qua: Siết chặt công tác nhập cảnh phòng COVID-19

Y tế tuần qua: Việt Nam cần cảnh giác với nguy cơ bùng phát trở lại của dịch COVID-19

Y tế tuần qua: Bộ Y tế thúc đẩy hợp tác quốc tế hướng tới giải quyết dịch COVID-19

Hà Nội rà soát người về từ Đà Nẵng 
Sở Y tế TP Hà Nội vừa có công văn gửi đến lãnh đạo các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố về việc đẩy mạnh rà soát và tìm kiếm những người đã từng trở về từ Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 1/5 để đưa đi xét nghiệm phòng, chống COVID-19. Trước đó đã có những trường hợp tránh né khai báo ý tế rồi dương tính và lây lan ra cộng đồng. 

Có 46 bệnh nhân COVID-19 tiên lượng nặng 
Báo cáo về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện tại của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết trong số các bệnh nhân đang điều trị có 33 bệnh nhân tiến triển nặng lên và 13 ca tiên lượng rất nặng. Hiện có 2 bệnh nhân đang được can thiệp ECMO, một trường hợp điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và một tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Có 9 trường hợp khác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang thở máy xâm nhập, 4 người được sử dụng phương pháp thở không xâm nhập và 23 bệnh nhân dùng oxy gọng kính.

Bùng phát ổ dịch mới ở Bắc Giang
Tính đến 7 giờ ngày 15/5, ổ dịch mới ở Công ty TNHH Hosiden Việt Nam, Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên) ghi nhận 35 ca dương tính SARS-CoV-2. Đến nay, Bắc Giang có 145 ca dương tính. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đánh giá về cơ bản, những ca dương tính với SARS -CoV-2 đều là công nhân, tỷ lệ lây nhiễm ra người thân ở cùng nhà rất thấp. Môi trường lây nhiễm chủ yếu trong vùng yếm khí, lạnh (xưởng làm việc, nhà ăn, trên xe ô tô).

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu tiêm vaccine COVID-19 đợt 3 đến đâu đảm bảo an toàn đến đó
Ngày 16/5/2021 tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận 1.682.400 liều vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca do COVAX Facility tài trợ để triển khai tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: “Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị ngay kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 3, rà soát tất cả các điểm tổ chức triển khai tiêm chủng trên địa bàn, trong đó sẽ mở rộng đối tượng và phạm vi tiêm chủng. Việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đợt 3 tiếp tục được thực hiện với phương châm tiêm đến đâu an toàn đến đó, đảm bảo an toàn và độ bao phủ tiêm chủng”.

WHO đánh giá cao phương pháp phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Kidong Park cho biết Việt Nam đang phải đối mặt với một đợt dịch mạnh, rất khó lường, nhất là khi dịch đã âm thầm lây lan ra cộng đồng. Đáng lo ngại là đã phát hiện hai biến thể mới virus mới từ Ấn Độ là B.1.1.7 và B.1.617.2 được ghi nhận ở những ca mắc mới. Tuy nhiên ông Kidong Park cũng khẳng định rất tin tưởng vào các biện pháp ứng phó hiện tại của Chính phủ Việt Nam.

Tạm dừng việc nhập cảnh vào Việt Nam
Với việc tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày một phức tạp và khó lường hơn, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cho biết sẽ tạm thời dừng việc nhập cảnh để tập trung vào việc phòng, chống dịch. Trong cuộc họp báo trực tuyến chiều 13/5, bà Lê Thị Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp, trong đó có việc tạm dừng nhập cảnh đối với người nước ngoài và chỉ giải quyết cho người nước ngoài là nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp vào Việt Nam làm việc và phải đảm bảo các phương án cách ly cũng như các yêu cầu về y tế”.

Thay đổi chiến lược, cách thức xét nghiệm COVID-19
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế rất quan ngại việc lây nhiễm COVID-19 trong các KCN, vì vậy Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải triển khai quyết liệt tất cả các biện pháp để đảm bảo được phòng lây nhiễm trong các KCN, trong đó có việc đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm. Bộ trưởng cho hay Bộ Y tế đã có những thay đổi trong chiến lược xét nghiệm COVID-19, sử dụng nhiều loại sinh phẩm và nhiều cách thức tiếp cận, như sử dụng kháng nguyên nhanh trong sàng lọc, sử dụng gộp mẫu ở mức độ nhiều mẫu, sử dụng kháng thể…

Hà Nội dừng các hoạt động thể thao phòng COVID-19
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND thành phố Hà Nội đã ra Công văn số 17/CV-BCĐ, yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện một số việc để phòng, chống dịch COVID-19 như tạm dừng toàn bộ các hoạt động thể thao tập trung đông người, sân golf, các sân tập golf, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chỉ đạo của Trung ương và UBND thành phố. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về công tác phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng đề nghị tăng tốc độ lấy mẫu xét nghiệm
Liên tục những ngày qua, các khu công nghiệp lớn trong nước như tại Bắc Ninh, Bắc Giang hay Đà Nẵng phát hiện hàng loạt ca dương tính với virus SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở các KCN. Cần đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm và học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác để áp dụng và kiểm soát dịch bệnh trong các KCN.

Bộ trưởng Bộ Y tế gửi thư động viên cán bộ ngành Y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có thư gửi đến đội ngũ các bác sỹ, y tá và nhân viên trong ngành Y tế để động viên và khích lệ tinh thần và tiếp tục nỗ lực chống dịch. Bộ trưởng gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế trong cả nước lời vì sự nỗ lực, đóng góp to lớn trong suốt thời gian qua. Đồng thời động viên và khẳng định mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh; phải thường xuyên, liên tục cảnh giác cao độ, làm hết sức, hết mình để phòng, chống dịch bệnh vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khẩn trương giãn cách
Lo ngại tình hình dịch bệnh lay lan trong các bệnh viện, Bộ Y tế đã chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện tuyến cuối nghiêm túc, khẩn trương thực hiện giãn cách trong bệnh viện; rà soát về mặt chuyên môn điều trị, lập danh sách, phân loại tình trạng người bệnh; xem xét cho ra viện hoặc chuyển về tuyến dưới. Hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu, bệnh ổn định. Bố trí khu vực “vùng đệm” để khám và điều trị cho người bệnh cấp cứu trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam
Thế giới hiện có tổng cộng 162.500.563 ca mắc, 3.370.360 ca tử vong. Mỹ vẫn dẫn đầu vè số ca mắc (33.657.447 ca) và số ca tử vong (599.263 ca). Ấn Độ đã vượt Brazil để lên vị trí thứ 2 với 24.372.243 ca mắc và 266.229 ca tử vong. Tiếp đến lần lượt là Brazil, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Việt Nam, tổng số ca mắc là 3.836, số ca khỏi bệnh là 2.657 và sô ca tử vong vẫn là 35.

Mỹ nới lỏng quy định đeo khẩu trang
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, những người Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 có thể trở lại trạng thái bình thường mà không cần phải tuân theo bất kỳ hạn chế nào. Tiến sỹ Rochelle Walensky – Giám đốc CDC Mỹ khẳng định những người đã tiêm phòng đầy đủ không cần phải đeo khẩu trang hay thực hiện giữ khoảng cách khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc trong nhà, bất kể quy mô.

Ấn Độ phát hiện hàng chục thi thể bị thả xuống sông Hằng
Liên tiếp trong những ngày qua, người dân bên bờ sông Hằng phát hiện nhiều xác chết trôi nổi trên sông. Đây được cho là thi thể các bệnh nhân COVID-19 bị thả xuống sông từ khu vực thượng nguồn do hệ thống y tế và hỏa táng đã quá tải. Người dân ở vùng hạ lưu sống đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề về vệ sinh môi trường bởi các xác chết đã phân hủy trôi nổi trên sông Hằng.

Đức Bình+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn