WHO phê duyệt gấp vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson

Vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson là vaccine đầu tiên chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều được WHO cấp phép.

WHO cảnh báo sự thiếu đồng đều trong việc phân bổ vaccine COVID-19

WHO cảnh báo Việt Nam cần cảnh giác cao với cúm gia cầm H5N8

Đảm bảo an toàn cao nhất cho người tiêm vaccine COVID-19

Nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Đây là vaccine COVID-19 thứ ba trên thế giới sau 2 loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech và AstraZeneca nhận được sự ủng hộ của WHO và cũng là loại vaccine COVID-19 đầu tiên chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều.

"Mỗi loại vaccine mới, an toàn và hiệu quả chống lại COVID-19 là một bước tiến gần hơn để kiểm soát đại dịch. Chúng ta cần đảm bảo rằng các loại vaccine mới có thể trở thành một phần của giải pháp toàn cầu, thay vì là nguyên nhân khiến một số nước bị bỏ lại phía sau", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Theo WHO, vaccine của Johnson & Johnson có thể mang lại nhiều lợi ích cho các nước nghèo. Bên cạnh khả năng bảo vệ mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong do COVID-19, vaccine này chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nó cũng có thể được bảo quản trong 3 tháng ở nhiệt độ tủ lạnh thường từ 2°C đến 8°C, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhờ vậy, sản phẩm rất phù hợp với các quốc gia và địa điểm không có tủ đông lạnh và kho siêu lạnh theo yêu cầu của một số loại vaccine khác.

Trong tuần tới, WHO sẽ triệu tập một nhóm chuyên gia về tiêm chủng để đưa ra hướng dẫn sử dụng chính thức cho loại vaccine của Johnson & Johnson. 

Trước đó, cơ chế COVAX thông báo đã có thỏa thuận ban đầu với Johnson & Johnson để cung cấp 500 triệu liều vaccine. Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO cho biết, ông hy vọng Johnson & Johnson có thể cung cấp ít nhất một phần số vaccine trong những tháng tới.

“Nếu không thể sớm hơn, chúng tôi hy vọng ít nhất vào tháng 7 có thể tiếp cận với các liều vaccine để có thể phân phối”, Tiến sĩ Aylward nói.

Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO được đưa ra một ngày sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt vaccine của Johnson & Johnson, "bật đèn xanh" cho 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng. Khối các nước châu Âu cũng đang tìm nhiều nguồn vaccine khác nhau để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng trong bối cảnh gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc COVID-19 do virus SARS-CoV-2 biến thể dễ lây lan hơn.

Hôm thứ sáu (12/3), Haute Autorite de Sante - Cơ quan quản lý y tế Pháp (HAS) cho biết, Pháp cũng đã phê duyệt vaccine đơn liều của Johnson & Johnson, là vaccine COVID-19 thứ 4 được sử dụng tại nước này, một ngày sau khi cơ quan thuộc Liên minh châu Âu phê duyệt loại vaccine này.

Tiến sĩ Paul Stoffels, Giám đốc Khoa học của Johnson & Johnson cho biết, trước các đơn hàng ngày càng tăng, công ty dự kiến sản xuất 1 tỷ liều vaccine vào cuối năm nay và tới 3 tỷ liều trong năm tới.

Nguyên Hương H+ (Theo Reuters/Straitstimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn