WHO: Virus nCoV có tên chính thức là COVID-19 và sẽ có vaccine sau 18 tháng

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AP

Cuộc sống của người dân thế giới thay đổi thế nào vì dịch bệnh virus nCoV?

Australia tuyên bố đột phá mới trong việc kiềm chế sự lây lan của virus nCoV

Trung Quốc bổ sung triệu chứng chẩn đoán người nhiễm virus nCoV

Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus nCoV trong phòng thí nghiệm

Theo đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc WHO đã nói với báo giới trong cuộc họp báo tối 11/2 tại Geneva, Thụy Sĩ rằng: "Chúng ta giờ có tên cho dịch bệnh và nó là Covid-19".

Ông giải thích chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và "d" là "dịch bệnh" (disease), trong khi số "19" là viết tắt của năm 2019, thời điểm phát hiện chủng virus này. Virus này được xác định lần đầu ở Trung Quốc vào ngày 31/12/2019.

Ông Tedros cho biết những tên gọi khác có thể không chính xác. Tên gọi mới này nhằm tránh liên hệ đến vị trí địa lý cụ thể, nhóm động vật hoặc người và tránh tạo sự kỳ thị.

Tên gọi Covid-19 ra đời trong bối cảnh thế giới đang có tâm lý sợ hãi đối với người dân từ Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung, do sự lây lan nhanh chóng của virus.

Ngoài ra, WHO cũng cho biết vaccine đầu tiên ngừa Covid-19 sẽ sẵn sàng trong 18 tháng nữa. "Chúng tôi đang làm mọi thứ với mọi vũ khí có thể" - ông Tedros nói.

Tổng Giám đốc WHO Tedros đã kêu gọi các nước, các tổ chức nghiên cứu chia sẻ mẫu phẩm virus corona chủng mới và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.

Chia sẻ tại cuộc họp báo, ông Tedros cho biết: "Với 99% trường hợp nhiễm bệnh tập trung tại Trung Quốc, nước này vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp. Dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước còn lại trên thế giới. Điều mấu chốt là sự đoàn kết, đặc biệt liên quan tới việc chia sẻ mẫu phẩm và chuỗi virus. Để chiến thắng dịch bệnh này, chúng ta cần cởi mở và chia sẻ công bằng tuân theo nguyên tắc bình đẳng và công bằng".

Cuộc họp được tổ chức trong 2 ngày nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thuốc điều trị, phương pháp chẩn đoán và vaccine phòng ngừa trong bối cảnh lo ngại sự gia tăng về khả năng lây lan của Covid-19. Khoảng 400 nhà nghiên cứu và quan chức chính phủ các nước đã tham gia hội nghị. Các chuyên gia Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) dự họp qua video trực tuyến.

Tính đến sáng ngày 12/2, số người tử vong vì nhiễm virus Covid-19 trên toàn thế giới là 1.112, trong đó 1.010 trường hợp được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục. Hai ca tử vong còn lại xảy ra tại Hong Kong và Philippines. Trong khi đó, hơn 4.000 người nhiễm virus đã phục hồi sau quá trình điều trị.

Nguyên Hương H+ (Theo Time/SCMP)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn