Vòng loại 2 World Cup 2022: Tâm lý Thái Lan đang bị tổn thương nặng nề

Những tác dụng tiêu cực của 4 chế độ ăn kiêng phổ biến

Mãn kinh: Những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Dấu hiệu chuyển dạ sớm, sinh non và cách phòng ngừa

Chuyên gia dinh dưỡng nói gì về việc bổ sung enzyme tiêu hóa?

Ngày 27/8/2019, đội tuyển bóng đá nữ Thái Lan hội đủ những yếu tố thuận lợi trước trận chung kết ở thành phố Chonburi. Bên cạnh lợi thế sân nhà, họ sở hữu lực lượng gồm nhiều cầu thủ vừa tham dự World Cup 2019 tại Pháp. Sức mạnh của Thái Lan được thể hiện trên con đường đến trận chung kết với chuỗi năm trận toàn thắng, ghi 31 bàn và chỉ thủng lưới 3 lần. Ba giải gần nhất ở Đông Nam Á, đội tuyển này đều vô địch. 
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao thế hệ. Tuy nhiên, đúng như tuyên bố trước trận của tiền đạo Tuyết Dung về một tập thể đoàn kết và quyết tâm, các cầu thủ Việt Nam nhập trận tích cực, cho thấy sự hơn hẳn về chiến thuật. Từ các tình huống bọc lót cho đến tiếp cận khung thành đối phương, đội bóng của HLV Mai Đức Chung luôn thể hiện được sự chắc chắn, biết cách chọn thời điểm tấn công và chắt chiu cơ hội.
Cách chơi đó khiến Thái Lan lâm vào thế bí - điều có lẽ mà họ không thể ngờ trước giờ bóng lăn. Dù chiếm ưu thế về thể hình và kiểm soát bóng nhiều hơn, các cầu thủ của họ không đủ không gian để tạo sự đột biến. Tốc độ các đợt lên bóng của họ cũng không đủ tốt để vượt qua dàn cầu thủ áo trắng luôn biết cách bọc lọt cho nhau.
Tuyển nữ Việt Nam chiến đấu kiên cường trước đội bóng vừa tham dự World Cup (ảnh VNN)
Bất phân thắng bại sau 90 phút, hai đội buộc phải đá hiệp phụ. Và ngay phút thứ năm của hiệp phụ đầu tiên, Việt Nam đã chuyển hoá được ưu thế về lối chơi thành bàn. Sau khi nhận đường quả tạt từ cánh phải, Huỳnh Như sút nối cự ly gần để mở tỷ số. Quá vui mừng vì bàn thắng, Huỳnh Như cởi áo ăn mừng và phải nhận thẻ vàng thứ hai. Đó sẽ là bài học đắt giá đối với "số 9", bởi trong bối cảnh kiệt sức vì phải thi đấu thêm giờ, việc phải chơi thiếu người khiến Việt Nam phải gồng mình chống đỡ các đợt tấn công của Thái Lan. Bóng trong quãng thời gian còn lại gần như chỉ lăn bên phần sân đội khách. Thủ môn Kim Thanh mệt đến mức phát bóng chưa đến nửa sân.
Tuy nhiên, sự kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam bảo toàn thành quả và buộc Thái Lan cởi bỏ "vương miện". Đây là lần thứ ba các học trò của HLV Mai Đức Chung vô địch Đông Nam Á - AFF Cup 2019, sau hai lần năm 2006 và 2012, chỉ còn kém một lần so với kỷ lục của Thái Lan.
Các thành viên Hà Nội FC ăn mừng sau khi giành vé chung kết liên khu vực (ảnh VNN)
Cùng ngày, Hà Nội FC hòa 2-2 trên sân khách ở lượt về với cú đúp bàn thắng của Văn Quyết, đưa đội nhà vào vòng tiếp theo của Cúp vô địch AFC.
Với 2 chiến thắng trên của Việt Nam, Thái Lan càng đau lòng hơn khi đội tuyển nam chuẩn bị tiếp ĐTVN trên sân nhà vào 5/9/2019 tới. Khủng hoảng niềm tin của NHM Thái Lan và sự tự tin của các tuyển thủ ĐTTL sẽ càng trầm trọng hơn. Lòng tự trọng của người Thái bị tổn thương liên tiếp và không kịp liền sẹo. Tâm lý có tầm quan trọng bậc nhất. Thế là Việt Nam lại có lợi thế rồi.
Vậy lại có thơ rằng:
Tâm lý Thái Lan bị tổn thương
Giải vua xếp bét thật bất thường 
Lối chơi phá sản tan toàn cục
Võ bẩn tranh ngôi nát đoạn đường
Voi chiến hận thù thiếu tỉnh táo
Rồng vàng tôn trọng đủ cường cương
Việt Nam tịnh tiến xa vùng trũng
Yên chí giương buồm tới đại dương
Chí Thiện
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết