Việt Nam và CHLB Đức chung tay giúp người tự kỷ hòa nhập cộng đồng

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết

Bổ sung vitamin M khi mang thai giúp giảm nguy cơ trẻ tự kỷ

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dễ sinh con tự kỷ?

Mẹ bầu bị đái tháo đường dễ khiến con bị tự kỷ

Mẹ bầu bị căng thẳng khiến trẻ bị tự kỷ: Khoa học nói gì?

Buổi lễ là kết quả kết nối Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam với Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức của Viện Nghiên cứu Ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực.

Theo đó, tại bản hợp tác này trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức và Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam sẽ phối hợp nghiên cứu và hỗ trợ những người mắc tự kỷ. Nghiên cứu và chuyển giao phương pháp chẩn đoán, trị liệu cho người tự kỷ ở Việt Nam; Hỗ trợ giúp người tự kỷ hòa nhập với gia đình và cộng đồng; Đào tạo đội ngũ giảng viên hướng dẫn kỹ năng làm việc cho người tự kỷ.

Cụ thể, Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức sẽ đào tạo chuyển giao chương trình giảng dạy kỹ năng cho người mắc chứng tự kỷ, đồng thời đào tạo và chuyển giao chương trình đào tạo giảng viên giảng dạy cho phụ huynh và người chăm sóc người mắc chứng tự kỷ. Chứng chỉ đào tạo trên sẽ do Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức cấp. Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức cũng hỗ trợ kết nối với các trung tâm đào tạo nghề cho người mắc chứng tự kỷ tại Đức để phía Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Giáo sư Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam hoan nghênh sáng kiến của Viện Nghiên cứu Ứng dụng tâm lý trị liệu và phát triển nguồn nhân lực đã kết nối để hai Hiệp hội có được sự hợp tác cần thiết, kịp thời góp phần giải quyết những vấn đề khá nan giải và phát sinh ngày càng tăng trong xã hội Việt Nam hiện đại. Đó là hội chứng tự kỷ.

Ngay sau lễ ký kết, buổi Tọa đàm “Làm thế nào để người mắc chứng tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng xã hội và tham gia đời sống lao động" đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia Đức, các chuyên gia Việt Nam, các cơ sở chăm sóc người mắc chứng tự kỷ và đông đảo phụ huynh có con mắc tự kỷ.

ThS. Trần Vi Li - Viện trưởng I.N.HRD chia sẻ về định hướng giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp cho người tự kỷ ở Việt Nam

Thạc sỹ Trần Vi Li – Viện trưởng Viện Nghiên cứu, ứng dụng tâm lý trị liệu và Phát triển nguồn nhân lực (I.N.HRD – trực thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) cho biết, hiện nay, nhiều gia đình có trẻ tự kỷ rất lo lắng, thậm chí khá tốn kém trong việc chạy chữa cho con em bị mắc chứng tự kỷ.

Vì vậy, theo ThS. Trần Vi Li, trước hết, chúng ta cần có những nghiên cứu cơ bản, tương đối đẩy đủ về lịch sử, thực trạng, nguyên nhân dẫn đến hội chứng tự kỷ ở Việt Nam. Nghiên cứu và đưa ra các dự báo về tình hình phát triển số lượng, tính chất, đặc thù của trẻ tự kỷ ở Việt Nam, về các hệ lụy cho gia đình và xã hội...

Thứ hai là cần xúc tiến nhanh việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục, đào tạo, hướng nghiệp, phù hợp với đặc điểm người mắc chứng tự kỷ ở Việt Nam. Tập hợp các nguồn lực xã hội, huy động các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có, kết nối các cơ sở với nhau để triển khai các chương trình giáo dục đào tạo, hướng nghiệp cho người mắc chứng tự kỷ.

“Hiện nay chúng ta chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, chưa có những đơn vị có đủ năng lực để nghiên cứu tiếp cận các chương trình tiên tiến và vận dụng vào Việt Nam”, ông Li nói.

Theo ông Li, người mắc chứng tự kỷ nếu được sàng lọc, phân loại để hướng nghiệp thì cũng sẽ là một nguồn lực có ích cho xã hội. Sử dụng lao động là người mắc chứng tự kỷ đã được giáo dục đào tạo không những mang lại kết quả lao động có ích mà quan trọng hơn là sẽ giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bà Kaminsky - Chủ tịch Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức chia sẻ kinh nghiệm hướng nghiệp cho người tự kỷ ở Đức

Cũng tại buổi Tọa đàm, các đại diện của Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức cũng chia sẻ những bài học, kinh nghiệm trong việc hỗ trợ đào tạo và hướng nghiệp cho những người mắc chứng tự kỷ trở thành những người lao động có ích cho xã hội ở Đức.

Theo ông Muller Remus - Giám đốc điều hành Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức cho biết, hiệp hội đã thành lập được 2 công ty sử dụng nguồn lao động là những người tự kỷ. Với hơn 200 người tự kỷ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và một số ngành nghề khác, đây được xem là nơi đã sử dụng được nguồn lao động người tự kỷ nhiều nhất thế giới.

Ông lý giải, ngoài việc thiếu những ứng xử xã hội thì những người tự kỷ lại thường có những mối quan tâm đặc biệt đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Vì vậy tại Hiệp hội Tự kỷ Liên bang Đức đã thành lập những nhóm theo sát, hỗ trợ, đồng hành cùng những người tự kỷ trong việc giao tiếp xã hội để họ có thể tập trung chuyên môn trong công việc.

Tại tọa đàm, các diễn giả, các tổ chức xã hội cùng đồng tình và đưa ra những "nhân chứng sống" để khẳng định người tự kỷ không phải là gánh nặng của xã hội nếu được đào tạo, hướng nghiệp tốt.

Nguyên Hương H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn