Tỷ lệ người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi tăng 35%

Tế bào ung thư phát triển từ phổi, sau đó di căn sang não, gan và xương

Bổ sung 5 loại vitamin và khoáng chất này để phòng ngừa virus corona

Người Ấn Độ phòng ngừa Covid-19 bằng thực hành Ayurveda

Loại bỏ 6 thói quen ăn uống làm suy giảm miễn dịch để phòng Covid-19 hiệu quả

9 loại thảo dược giúp thông mũi bổ phổi, bảo vệ đường hô hấp

Bệnh ung thư phổi xuất hiện khi khối u ác tính xuất hiện và phát triển từ tổ chức biểu mô phế quản. ung thư phổi được chia thành 2 loại: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến) là dạng ung thư phổi phổ biến nhất.

Hút thuốc lá được cho là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư phổi ở nam giới. Tuy nhiên, theo bác sỹ Pankaj Kumar Pandey – Trưởng khoa Ung thư, Bệnh viện Fortis, Shalimar Bagh (Ấn Độ) cho biết: Gần đây, tỷ lệ người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi tăng 30 - 40%. Ngoài trừ hút thuốc lá, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi bao gồm béo phì, uống rượu và ô nhiễm không khí.

Bệnh ung thư có thể được điều trị dứt điểm và tăng thời gian sống cho bệnh nhân nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, khó phát hiện. Nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như hạch bạch huyết, gan, xương và não. Những bệnh nhân này không còn khả năng điều trị triệt để và nguy cơ tử vong cao.

Tia X hoặc tia bức xạ để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Theo bác sỹ Pankaj Kumar Pandey những những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu bao gồm:

- Ho dai dẳng

- Ho ra máu, đờm

- Đau ngực khi thở, ho hoặc cười to

- Khàn tiếng

- Hụt hơi

- Khò khè

- Yếu và mệt mỏi

- Mất cảm giác ngon miệng và giảm cân

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản. Khi các tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng mới xuất hiện ở nơi khối u hình thành:

- Hạch bạch huyết (khối u) ở cổ hoặc xương cổ.

- Đau xương sườn, xương chậu.

- Biểu hiện di căn sang não, cột sống: nhức đầu, chóng mặt, uể oải, tê ở cánh tay, chân.

- Biểu hiện di cặn sang gan: Vàng da và mắt.

- Khối u trên đỉnh của phổi có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mí, đồng tử co lại và không bài tiết mồ hôi ở bên mặt bị tổn thương.

Bệnh nhân ung thư phổi nên tập yoga để điều hòa hơi thở, thư giãn tinh thần

Bệnh nhân có triệu chứng mắc ung thư phổi có thể được chỉ định chụp CT và sinh thiết phổi có thể xác định các tế bào ung thư. Chụp CT để đánh giá kết quả xét nghiệm tế bào đờm, ảnh chụp X-quang ngực, CT scan và ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI). Sinh thiết phổi bao gồm lấy mẫu mô, siêu âm và nội soi phế quản, nội soi trung thất.

Tùy theo tình trạng bệnh nhân và giai đoạn phát triển của bệnh, bác sỹ có thể kết hợp các phương pháp điều trị như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích kết hợp điều trị miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh theo khuyến cáo của bác sỹ để tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Tỷ lệ người không hút thuốc lá mắc ung thư phổi tăng 35%. Do đó, nếu bạn có bất kỳ các dấu hiệu, triệu chứng nêu trên, hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời, loại bỏ các khối u ác tính và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Phạm Mơ H+ (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn