Thực tu

Tu học là nhằm mục đích để tỉnh thức, nhận ra những điều sai lầm mà trước đây mình không hề hay biết.

Cầu cơ mạch vành là gì, có nguy hiểm hay không?

Đái tháo đường: Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết tại nhà

Những biện pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận

Khoa học chứng minh lợi ích to lớn khi kết hợp thực phẩm này với nhau

Hãy cùng phần tích câu nói dân gian này. 
"Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa" - Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất. Vì sao? Bởi, các thành viên trong gia đình đều là những người thân, nên mọi việc đều có thể cảm thông và tha thứ hơn, dễ bỏ qua những lỗi lầm sai trái, như cha mẹ thương con, vợ chồng thương yêu, anh chị em vui vẻ thuận thảo với nhau.
Kế đến, khi ra chợ làm ăn mua bán, mà muốn tu thực là không phải dễ, bởi vì những người ở ngoài chợ tập trung nhiều thành phần khác nhau, mua bán giống như làm dâu trăm họ, nếu không khéo một chút thì mất mối!
Vô chùa tu lại càng khó hơn, bởi vì giới luật nhà chùa, khắc khe nghiêm ngặt, thường được sự giám sát của các bậc đạo cao đức trọng, sống muốn ít biết đủ, ăn chay và đi ngược lại sự ham muốn của người đời.
Nhưng thực chất tu ở chùa là dễ dàng nhất, bởi vì không phải lo chuyện tính kế sinh nhai, không bận rộn hay bị tiêm nhiễm chuyện thế gian, có thầy lành bạn tốt sách tấn đồng tu. Còn tu tập tại gia là việc khó khăn nhất, bởi vì người trong gia đình quá quen thuộc, cho nên dễ lờn mặt, khó tu khó sửa, tình cảm luyến ái nặng nề, không người nhắc nhở, khuyến khích tu tập, do đó mà bụt nhà không linh, không thiêng là vậy đó.
Ai có duyên tu trong điều kiện nào thì chỗ đó là số một.
Tu chợ so với tu nhà thì ít khó hơn, bởi vì mỗi ngày chỉ đi chợ chừng một tiếng đồng hồ là nhiều, có khi mỗi tuần chỉ đi chợ năm ba ngày, tu ngoài chợ chỉ cần nhỏ nhẹ, tế nhị, bán đúng giá thuận mua vừa bán, thường thì người mua dễ bị lầm hơn.
Vậy theo quan niệm nào mới thật sự là đúng? Thật ra mỗi chỗ mỗi nơi đều có cái khó riêng của nó, ai có duyên tu trong điều kiện nào thì chỗ đó là số một.
Tu học là nhằm mục đích để tỉnh thức, nhận ra những điều sai lầm mà trước đây mình không hề hay biết. Nhiều lúc khổ quá, muốn đi tu, nhưng tu làm sao cho yên khi tình cảm dành cho nhau vẫn còn ướt át? Và chúng ta nên nhớ tu không phải là dứt hết tình nghĩa, mà là thay đổi quan niệm sống để không quá bi lụy trong tình yêu. Nếu chúng ta dứt hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, tu như vậy vô tình ta ví mình như gỗ đá chăng?
Tu là sửa, là chuyển, là thay đổi. Từ đau khổ chuyển thành an vui, từ tình thương yêu ích kỷ, thành tình thương yêu bình đẳng, vị tha. Vào chùa học đạo mà chỉ biết thương Phật tượng, Phật gỗ mà không biết thương yêu kẻ khác thì đó chưa phải là người tu chân thật. 
Cuộc sống của chúng ta khi có mặt trên cõi đời này là phải ăn với uống để bảo tồn mạng sống, lớn lên rồi lấy vợ, lấy chồng để phát triển giống nòi nhân loại. Từ đó sinh chấp ngã và muốn chiếm hữu để bảo vệ gia đình mình, đất nước mình, người có quyền cao chức trọng nếu không tin sâu nhân quả sẽ tham nhũng làm lãng phí, gây thiệt hại trầm trọng tài sản của chung.
Tu với người lương (không theo Đạo) là việc giữ mình trong khuôn khổ của pháp luật, đạo đức truyền thống của xã hội và gia đình. Nếu việc tu lấy sự đặt mâm cỗ và tụng kinh làm chính thì những người mù, người câm làm sao tu được?
Vậy mới có thơ rằng:
Cứ tưởng nam mô mới thực tu
Người câm, kẻ điếc lẫn anh mù
Ca kinh, chẳng lẽ, đành nhờ bố
Đặt cỗ, thôi nào, cứ cậy u?
Đâu phải che mưa luôn chỉ mũ
Hèn chi chắn gió chẳng riêng dù
Khi tâm có Phật thì duyên khởi
Hành giả viên thành tại địa cư
Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết