Người bị bệnh gout nên tránh xa những loại thực phẩm này

Thực phẩm người bệnh gout không nên sử dụng

Giải pháp nào ngăn ngừa biến chứng bệnh gout?

Thực đơn 7 ngày dành cho người bị gout

6 lời khuyên của chuyên gia giúp bạn sống chung với bệnh gout

“Chung sống hòa bình” với bệnh gout nhờ thực phẩm ít purin

Bệnh gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi trong cơ thể người có hàm lượng axit uric cao. Nếu những axit này không được hòa tan hoặc không được đẩy ra khỏi cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại ở các khớp gây viêm, sung và khiến người bệnh đau dữ dội.

Gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng đây lại là bệnh lành tính có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa bằng việc thay đổi chế độ ăn lành mạnh. Đặc biệt, bệnh nhân gout nên lưu ý tránh xa những thực phẩm có thể làm cho bệnh nặng hơn. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh:

Các loại thịt đỏ 

Ăn các loại thịt đỏ khiến bệnh gout nặng hơn

Thịt đỏ là thực phẩm rất giàu purine và luôn được khuyến cáo người mắc bệnh gout không nên sử dụng. Cơ thể chuyển hóa purine thành acid uric, nếu quá tải, acid uric có thể xâm nhập vào máu và gây ra các cơn đau gout. Những loại thịt đỏ cần tránh như thịt bê, thịt nai, thịt bò, gà tây, gan…

Hải sản

Hạn chế thêm hải sản vào chế độ ăn của người bệnh gout

Một số hải sản giàu purine như sò, cá trích, ca ngừ, cá trống, tôm hùm, cá tuyết, cá hồi… cần sử dụng hạn chế để tránh làm tăng lượng acid uric trong cơ thể. Khi bệnh gout đã ổn định, người bệnh có thể ăn sò hoặc cá hồi nhưng chỉ nên ăn khoảng 100-150gr mỗi ngày.

Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout

Bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống, đường,… có thể ảnh hưởng đến nồng độ acid uric trong cơ thể, không tốt cho những người mắc bệnh gout. Các nghiên cứu đã chỉ ra, carbohydrate tinh chế có hàm lượng đường cao, có liên quan đến béo phì, đây là một yếu tố có thể dẫn đến bệnh gout.

Rượu, bia

Uống quá nhiều rượu, bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Các loại đồ uống có cồn được tạo ra từ các loại men có hàm lượng purine cao. Chúng kích thích sự kết tủa của các tinh thể axit uric tại các khớp và gây ra gout.

Theo một nghiên cứu, ảnh hưởng của bia rượu đối với bệnh gout đã cho thấy những loại đồ uống này là nguyên nhân khiến các đợt gout diễn ra. Những người mắc bệnh gout càng sử dụng nhiều bia rượu thì nguy cơ cơn đau sẽ tới trong 24 giờ sau đó càng cao.

Đồ uống có đường

Đồ uống có đường khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh gout cao

Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả... Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích tạo ra axit uric nhiều hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác.

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout

Bên cạnh vấn đề kiêng ăn một số thực phẩm, người bệnh cũng cần chú ý đến lối sống của mình để giúp kiểm soát các cơn đau gout hiệu quả hơn.

- Tập luyện thể dục thể thao như: Tập aerobic, bơi lội… vận động cơ thể mỗi ngày giúp xương khớp linh hoạt và duy trì trọng lượng cơ thể. Đồng thời luyện tập thể thao cũng giúp lượng axit uric được giữ ở mức thấp.

- Uống đủ nước mỗi ngày: Bạn nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp hòa tan axit uric và lợi cho việc bài tiết của người bệnh.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động