PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Mùa lạnh – Người cao tuổi đừng chủ quan với sức khỏe

Người cao tuổi cần có sự đề phòng, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi

PGS.TS Phạm Bá Nha: Phụ nữ sau sinh cần được chăm sóc toàn diện

Tự ý bổ sung vitamin C - Coi chừng mất mạng!

TS. Phan Quốc Kinh: Lấy lại xuân sắc cùng estradiol thảo dược

Tuấn Hưng: “Tôi sẽ không ngồi ghế nóng một chương trình nào nữa”

Thưa PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, giao mùa là khoảng thời gian đe dọa sức khỏe của người cao tuổi nhiều nhất, đặc biệt là bệnh đường hô hấp. Quan điểm này có đúng không? 
Tôi khẳng định là đúng. Thông thường, từ 40 tuổi trở đi, con người bắt đầu có nhiều thay đổi về sức khỏe. Tình trạng sức khỏe đi xuống, hệ miễn dịch cũng vì thế mà suy giảm nên khi có bất cứ  sự thay đổi nào của thời tiết thì cơ thể cũng sẽ điều tiết chậm hơn so với những lứa tuổi khác và người dễ bệnh, dễ ốm hơn. Sang tuổi 50, 60 rồi 70, những thay đổi về sức khỏe ngày càng rõ rệt, tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút. Do đó, cần có sự đề phòng, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những quãng thời gian giao mùa (tháng 3 và tháng 9, đặc biệt là những đợt gió mùa về). 
Thời điểm này, tiết trời thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ chênh nhau rất nhiều, có khi sáng thì rất lạnh nhưng đến trưa thì lại ấm và chiều bắt đầu se lạnh cho nên nếu cơ thể không đủ khỏe mạnh thì rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Đối với những người có mầm bệnh sẵn trong người, khi thay đổi thời tiết thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn. Thậm chí những người không có bệnh hô hấp nhưng do sức đề kháng yếu thì bệnh cũng sẽ dễ phát ra. Những virus, vi khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp như virus cúm. vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu… gặp điều kiện thời tiết thay đổi sẽ bùng phát… gây ra bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm xong và đặc biệt là viêm đường phế quản.
Người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp mỗi khi thời tiết trở lạnh
Khi mà phát bệnh rồi thì người bệnh sẽ có những biểu hiện cấp tính của viêm đường hô hấp như sốt, ho, khó thở và những triệu chứng khác đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ sức khỏe để cho cơ thể không bị mắc bệnh, tốt nhất là nên tiêm phòng các loại vaccine, ăn uống tốt, uống đủ nước, tập thể dục. 
Vậy, những bệnh thường gặp ở người cao tuổi trong thời điểm giao mùa này là…
Trong những bệnh hay gặp ở người cao tuổi, thì phải kể tới bệnh đường hô hấp, đặc biệt là đường hô hấp dưới và phế quản. Đường hô hấp dưới phản ứng lại với không khí, vì vậy nếu không khí lạnh thì đường hô hấp dưới sẽ bị phản ứng ngay. Người lớn tuổi do chủ quan và hay bị các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm dạ dày, viêm xoang… nên khi thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu thì dễ bị các bệnh đường hô hấp tấn công. Với bệnh viêm phế quản, nếu không chú ý điều trị thì viêm phế quản cấp tính sẽ dễ trở thành bệnh viêm phế quản mạn tính và dễ bùng phát khi thay đổi thời tiết. Vì vậy, người già hay bị ho dai dẳng, ho khạc đờm, đau tức ngực kéo dài và đặc biệt cứ thay đổi thời tiết, hít phải hơi lạnh là bệnh phát trở lại. Vì vậy, càng già thì càng phải bảo vệ sức khỏe của mình.
Vậy, làm thế nào để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp ở người cao tuổi, thưa bác sỹ?
Để phòng ngừa bệnh hô hấp thì cần giữ cơ thể có sức đề kháng tốt bằng việc tập thể dục, ăn uống đủ chất và đặc biệt là uống đủ nước và khi bị viêm đường hô hấp nhẹ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc dân gian như các loại thảo mộc và phải giữ không khí trong nhà ấm áp, trong lành để giữ cho sức khỏe tốt nhất.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe bao gồm: Vệ sinh cá nhân, giữ đường hô hấp sạch sẽ, làm sạch mũi hàng ngày, hay đeo khẩu trang khi đi đường để tránh bụi, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp than, khói hương… để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp. Và, nếu không cần thiết thì không nên đến chỗ đông người, dễ bị lây bệnh. 
Người cao tuổi khi ra ngoài cần mặc đủ ấm, không nên ra đường sớm quá. Chẳng hạn thói quen đi tập thể dục sớm từ 4 – 5 giờ sáng là không cần thiết. Lúc đó, trời chưa tan sương, nhiệt độ thấp, dễ gây bệnh, nhẹ thì cảm lạnh, nặng thì đột quỵ… Muốn tập thể dục, người cao tuổi nên chờ đến khi nắng lên hẵng ra đường. Nếu cần thiết thì có thể tập thể dục ở trong nhà. 
Người cao tuổi chỉ nên đi tập thể dục ngoài trời khi trời có nắng, nhiệt độ ngoài trời đã tăng cao
Trong nhà cũng không nên để nhiệt độ lạnh quá, tránh gió lùa và trước khi ra ngoài thì cần nghỉ ngơi một chút (khoảng 5 – 10 phút) rồi mới ra ngoài đường. Nếu đột ngột ra ngoài thì cũng sẽ rất dễ bị mắc bệnh.
Thông thường, hệ hô hấp, đặc biệt là mũi, có chức năng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Không khí đi vào sẽ được sưởi ấm và làm sạch bởi hệ thống cuốn mũi trước khi vào phổi. Thế nhưng, hệ thống này ở người lớn tuổi sẽ bị chậm hơn nên họ cần mặc ấm trước khi ra ngoài đường. Tuy nhiên, cần tránh mặc quá nhiều quần áo, sẽ gây cử động khó khăn, ngại vận động và có khi gây ra mồ hôi và khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Nếu người lớn tuổi chủ quan với sức khỏe như không ăn mặc đầy đủ thì cũng dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, hãy nên bảo vệ sức khỏe của mình, lắng nghe cơ thể và cẩn thận đề phòng  khi thay đổi thời tiết. 
Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều người cao tuổi, đặc biệt là các ông khá chủ quan với sức khỏe, nhất là khi tắm. Các ông vẫn tắm nước lạnh vào buổi sáng, sau khi đi tập thể dục về. Quan điểm của bác sỹ về vấn đề này?
Với các trình bày như trên của tôi về các vấn đề sức khỏe, người cao tuổi nên chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân, kể từ vệ sinh cá nhân. Do sức đề kháng không còn được như thanh niên, việc điều chỉnh thân nhiệt của người cao tuổi cũng không được tốt nữa nên, tốt nhất là tắm với nước ấm. Khi tắm thì cần giữ ấm cơ thể bằng các loại đèn sưởi ấm ở trong buồng tắm. Hiện nay các gia đình đã đều trang bị các loại đèn sưởi, điều này là rất tốt để khi tắm không bị lạnh. Nên làm ấm phòng tắm trước khi tắm. 
Cảm ơn những chia sẻ của bác sỹ
"Bước sang tuổi 50, 60 rồi 70, những thay đổi về sức khỏe ngày càng rõ rệt, tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút. Do đó, người cao tuổi cần có sự đề phòng, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là những quãng thời gian giao mùa (tháng 3 và tháng 9) hoặc khi những đợt gió lạnh tràn về" - PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh 
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện