Niết bàn - khái niệm giải thoát độc đáo của Phật giáo

Có thể đạt đến cảnh giới niết bàn giải thoát ngay trong cuộc đời thực (ảnh minh họa)

'Cúng sao giải hạn không phải là văn hóa Phật giáo'

Đưa Đức Phật vào nơi làm việc – giúp hóa giải căng thẳng, đạt được thành công

Phát tâm bồ đề, ấy là chánh niệm

Thiền: Hiểu đúng để luyện tâm

Bí mật của Niết bàn là gì? Đã không ít người đặt câu hỏi này với tôi khi biết tôi hay đọc, hay lọ mọ nghiên cứu các bài viết, cuốn sách về Đạo Phật cũng như các đạo giáo khác trên thế giới. 
Vậy, Niết bàn là gì?
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. 
Theo Huyền Ký, Phật tổ truyền lại con đường giải thoát là con đường tu tâm vào bể tính thanh tịnh của Phật tánh và tích lũy, gom góp công đức đủ đầy thì được điện từ quang của hải triều dương nâng lên, vượt khỏi sức hút vật lý âm dương của tánh người để tự giải thoát vào cõi Phật – trạng thái Niết bàn.
Mọi pháp môn tu đều nhân danh Phật, Chúa, Thánh làm biểu tượng thiêng liêng để tạo sự mê tín mà xây dựng đền, chùa làm nơi truyền pháp, tưởng rằng là một cách tạo lập công đức cho mình. Nhưng chưa pháp môn nào chỉ ra con đường giải thoát thực chất tự tâm. Những pháp chủ của các đạo này dù thông tuệ đến mấy thì cũng chỉ đạt đến trình độ giáo sỹ, chưa thể gọi là đạt được trí huệ thông tuệ của Phật. Họ nghĩ ra đủ thứ giáo lý, giới luật để giữ con chiên, đệ tử trong cái đạo của mình và dọa, cảnh báo đủ điều với người đã nhập môn.
Theo Huyền Ký, Phật tổ truyền lại con đường giải thoát là con đường tu tâm vào bể tính thanh tịnh của Phật tánh và tích lũy, gom góp công đức đủ đầy thì được điện từ quang của hải triều dương nâng lên, vượt khỏi sức hút vật lý âm dương của tánh người để tự giải thoát vào cõi Phật – trạng thái Niết bàn. Tức là, sáu căn đều nhận biết mà không nhiễu động, hành động theo ngoại cảnh, giữ nguyên tĩnh lặng trong tâm hồn. Vì thế, người đã giải thoát luôn an nhiên, tự tại với các hành động của mình một cách tỉnh giác và do đó luôn an lạc trong Niết bàn của cuộc sống thực tại, tương tự như các vị Phật, thần tiên trên cõi thiên đường – cõi bình đẳng với mọi thiên thần. Chính Phật tổ cũng nói rằng, người đã đắc đạo thì đến Phật cũng không cần nữa!? 
Để đạt được trạng thái Niết bàn, ta cần hiểu rõ ý nghĩa của các trạng thái thanh tịnh của ba nghiệp, về mật pháp để đạt được chúng là gì và công thức giải thoát thì mới thực hành trúng được. Xin góp 3 bài kệ theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật dưới đây:
Tịnh ba nghiệp: khẩu, thân, ý 
Tịnh khẩu là khi đã tịnh tâm
Qua bao tranh cãi mới âm thầm
Cuộc đời vật vã nên cay cú
Số phận hẩm hiu thành lặng câm
Bối rối trong lòng mới hoảng loạn
Đàng hoàng ngoài mặt chẳng sai nhầm
Lắng nghe thì nghĩ đâu sai lỗi
Cái miệng thốt ra mới có tầm

Tịnh thân có được thì hài hòa
Sức khỏe muôn phần được nở hoa
Tức giận hại gan mắt bốc hỏa
Đau thương tổn phế lệ tuôn sa

Quá mừng tim đập không kìm chế
Lo lắng dạ đau chẳng dập nhòa
Thần thái an yên bình huyết áp
Cuộc đời ổn thỏa được ngay mà 

Tịnh ý làm đầu rất hiển nhiên
Nghĩ lành, thân khẩu sẽ bình yên
Tâm hồn cao cả cười thánh thiện
Bụng dạ xấu xa nói luyên thuyên

Cư xử việc lành do tánh Phật
Nói năng điều tốt bởi tâm tiên
Tập thành cái ý luôn trong sáng
Ba nghiệp thành công sẽ theo liền.
(Ảnh David Lazar))
Mật pháp 
Mật pháp – những gì khiến tự an
Vị tha tiêu hận mới thanh nhàn
Từ bi nguồn cội cho duyên ổn
Bác ái lý do được phúc an

Tâm tịnh ba nghiệp đều diệt dữ
Ý lương vạn động mới sinh lành
Mong cầu giải thoát thì nên nhớ
Còn luyến sáu căn luyện bất thành

Thoát giải tới Niết bàn
Sám hối sáu căn, nghiệp tự buông
Linh hồn thanh tịnh bỗng tinh tường 
An tâm tránh vực hải triều tối (hải triều âm)
Tỉnh giác gặp luồng ánh sáng dương (hải triều dương)

Tánh Phật nhận ra xa kẻ ác
Mưu ma biết được cận người lương
Truyền cho đời ngộ - công vô lượng
Giải thoát ung dung giữa cõi thường
Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết