Phát hiện đột phá trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 từ protein thần kinh

Phát hiện mới trong điều trị bệnh đái tháo đường từ 1 loại protein mang tên NGF trong hệ thần kinh.

Biến chứng đái tháo đường gây tê bì, châm chích điều trị thế nào?

Tập thể dục giúp người bệnh đái tháo đường đỡ bị suy giảm trí nhớ

Đường huyết khi đói 6.5mmol/l, HbA1c 6.3% có mắc đái tháo đường chưa?

Đánh giá chế độ ăn tốt và tồi nhất cho người đái tháo đường

Protein này có tên gọi là “yếu tố tăng trưởng thần kinh” (gọi tắt là NGF), kích thích các tế bào beta trong tuyến tụy sản sinh isulin, làm giảm lượng đường trong máu. PGS. Rejji Kuruvilla – Đại học Johns Hopkins cho biết, protein NGF tham gia hỗ trợ tế bào beta cảm nhận đường trong cơ thể, từ đó quyết định việc sản xuất insulin ở mức độ phù hợp.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tiến hành loại bỏ protein NGF trong các tế bào beta tuyến tụy của chuột. Kết quả cho thấy, khi tăng hàm lượng đường trong cơ thể chuột thì tế bào beta không còn khả năng sản sinh lượng insulin tương ứng.

Bà Rejji Kuruvilla giải thích: “Cho đến khi bệnh nhân bị chẩn đoán mắc đái tháo đường tuýp 2, họ đã đánh mất 80% chức năng của tế bào beta. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là tìm cách duy trì và khôi phục chức năng của tế bào beta, tìm các biện pháp can thiệp sớm để người bệnh không bị đái tháo đường mạn tính”.

Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường, thường gặp ở người mắc bệnh béo phì. Những người mắc bệnh này chủ yếu là do các tế bào trong cơ thể không thể nhận diện insulin, do đó không thể hấp thu lượng đường có trong cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Mun Mun H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn