Kỳ 3: MRA giữa Ủy ban Châu Âu với Nhật Bản, New Zealand, Thụy Sỹ và Hoa Kỳ

Ngắm bộ ảnh tuyệt đẹp chụp động vật hoang dã "tạo dáng" trước ống kính

Triệu chứng run tay chân ở người già cảnh báo bệnh gì?

Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không?

Mọi điều về chế độ ăn Paleo - chế độ ăn của người thượng cổ

Nhật Bản
Hiệp định công nhận lẫn nhau giữa EU và Nhật Bản có hiệu lực từ 29/5/2013 với một số phạm vi hạn chế. Tháng 7/2018 Hiệp định được mở rộng phạm vi đối với thuốc vô khuẩn và thuốc sinh học và các nội dung này bắt đầu có hiệu lực từ 17/7/2018.
Danh mục các nhóm được điều chỉnh trong Hiệp định bao gồm:
1. Thuốc hóa dược
2. Chế phẩm thuốc vi lượng đồng căn nếu được phân loại là thuốc và phải đặt dưới yêu cầu thanh tra GMP ở Nhật Bản
3. Vitamin, khoáng chất và thảo dược (herbal medicines) nếu được cả hai Bên phân loại là thuốc
4. Thuốc sinh học, bao gồm cả chế phẩm miễn dịch và vaccine, được sản xuất bởi:
a. Nuôi cấy tế bào (cell culture) sử dụng vi khuẩn tự nhiên hoặc tái tổ hợp hoặc các dòng tế bào đã xác lập (established cell line)
b. Dẫn xuất từ thực vật không chuyển gen (non-transgenic plants) và động vật không chuyển gen (non-transgenic animals)
5. Các hoạt chất làm thuốc (API) của tất cả các dược phẩm được điều chỉnh trong Hiệp định
6. Các chế phẩm vô khuẩn thuốc bất cứ nhóm nào trong các nhóm đã kể trên

MRA giữa EU và Nhật Bản được mở rộng vào năm 2018 với thuốc sinh học (ảnh minh họa)
Danh mục các nhóm chế phẩm loại trừ khỏi phạm vi Hiệp định bao gồm:
1. Thuốc thú y
2. Chế phẩm ổn định nguồn gốc từ máu và huyết tương người
3. Các chế phẩm điều trị tiên tiến (ATMP: Advanced Therapy Medicinal Products)
4. Khí hơi y tế
5. Các sản phẩm dự định dùng để thử nghiệm lâm sàng, thuốc phục vụ mục đích nghiên cứu (IMP)
Thông tin mà EU và Nhật Bản đã thống nhất chia sẻ trong phạm vi MRA đã ký kết bao gồm: Giấy chứng nhận tuân thủ GMP cho nhà sản xuất thông qua hệ thống dữ liệu EudraGMDPdatabase và Chứng nhận lô. Đồng thời, EU cũng thiết lập và vận hành hệ thống cảnh báo hai chiều (two-way alert system) giữa EU và Nhật Bản.
New Zealand
EU và New Zealand ký MRA có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 đối với thuốc cho người và từ 1/6/2001 đối với thuốc thú y.
Các nhóm sản phẩm được điều chỉnh bởi EU-New Zealand MRA bao gồm:
1. Thuốc hóa dược dùng cho người
2. Khí hơi y tế
3. Sinh phẩm dùng cho người, bao gồm cả vaccine, chế phẩm miễn dịch và thuốc sinh học
4. Thuốc phóng xạ dùng cho người
5. Các chế phẩm ổn định từ máu và huyết tương người
6. Chế phẩm vi lượng đồng căn, nếu được phân loại là thuốc
7. Vitamin, khoáng chất và thảo dược (herbal medicines) nếu được cả hai Bên phân loại là thuốc 
8. Các sản phẩm sử dụng để thử lâm sàng, các sản phẩm cho mục đích nghiên cứu (IMP)
9. Bán thành phẩm và sản phẩm chưa đóng gói (bulk products)
10. Thuốc thú y hóa dược
11. Premix để chế biến thức ăn gia súc bổ sung thuốc
12. Chế phẩm miễn dịch cho thú y, kể cả vaccine, chế phẩm miễn dịch và thuốc sinh dược (biotherapeutics)
Một số loại thuốc, chế phẩm điều trị, hoạt chất làm thuốc chưa được MRA công nhận
Các sản phẩm loại trừ khỏi phạm vi Hiệp định bao gồm: Các chế phẩm điều trị tiên tiến (ATMP: Advanced Therapy Medicinal Products) và hoạt chất làm thuốc (API).
Thông tin mà EU và New Zealand đã thống nhất chia sẻ trong phạm vi MRA đã ký kết bao gồm: Giấy chứng nhận tuân thủ GMP của cơ sở sản xuất và Giấy chứng nhận lô (Batch Certificate). Đồng thời, EU cũng thiết lập và vận hành hệ thống cảnh báo hai chiều (two-way alert system) giữa EU và New Zealand.
Thụy Sỹ
EU và Thụy Sỹ đã ký kết MRA có hiệu lực từ ngày 1/6/2002.
Các nhóm sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh như sau:
1. Thuốc hóa dược dùng cho người
2. Khí hơi y tế
3. Sinh phẩm dùng cho người, bao gồm cả vaccine, chế phẩm miễn dịch và thuốc sinh học
4. Thuốc phóng xạ dùng cho người
5. Các chế phẩm ổn định từ máu và huyết tương người
6. Các chế phẩm điều trị tiên tiến (ATMP: Advanced Therapy Medicinal Products)
7. Chế phẩm vi lượng đồng căn, nếu được phân loại là thuốc
8. Vitamin, khoáng chất và thảo dược (herbal medicines) nếu được cả hai Bên phân loại là thuốc 
9. Các sản phẩm sử dụng để thử lâm sàng, các sản phẩm cho mục đích nghiên cứu (IMP)
10. Hoạt chất làm thuốc (API)
11. Sản phẩm trung gian và sản phẩm chưa đóng gói
12. Thuốc hóa dược thú y
13. Premix để chế biến thức ăn gia súc bổ sung thuốc
14. Chế phẩm miễn dịch cho thú y, kể cả vaccine, chế phẩm miễn dịch và thuốc sinh dược (biotherapeutics)
EU và Thụy Sỹ công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận lô do mỗi Bên cấp.
Thông tin trao đổi giữa EU và Thụy Sỹ bao gồm: Thông tin về Giấy chứng nhận tuân thủ hoặc không tuân thủ GMP cho nhà sản xuất và các thông tin trong EudraGMDP database. EU cũng thiết lập và vận hành hệ thống cảnh báo hai chiều (two-way alert system) với Thụy Sỹ.
FDA Hoa Kỳ đã công nhận NRA của 20/28 thành viên Liên minh Châu Âu 
Hoa Kỳ
MRA giữa EU và Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 1/11/2017 nhưng có một thời gian chuyển tiếp (transition phase) đến tháng 7/2019. Trong thời gian chuyển tiếp này, Cơ quan quản lý hai Bên sẽ đánh giá hệ thống pháp luật và quy chế dược của nhau, coi đó là một bộ phận không tách rời của Hiệp định. Do FDA Hoa Kỳ sẽ đánh giá NRA của từng quốc gia thành viên EU vì vậy thời kỳ chuyển tiếp sẽ kéo dài đến tháng 7/2019.
Trong tháng 7/2017, EC đã khẳng định FDA của Hoa Kỳ có đủ năng lực, khả năng và quy trình để tiến hành thanh tra GMP với trình độ tương đương với EU. Tháng 11/2018, FDA Hoa Kỳ khẳng định năng lực Cơ quan Quản lý Dược của Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan và Latvia.
Cho đến này FDA Hoa Kỳ khẳng định năng lực của các quốc gia: Bồ Đào Nha (11/2018), Ireland và Lithuani (tháng 6/2018), Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Hungary và Rumani (tháng 3/2018), Áo, Croatia, Pháp, Italy, Malta, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương Quốc Anh (tháng 11/2017). Điều này có nghĩa FDA Hoa Kỳ có thể ủy nhiệm việc kiểm nghiệm lô sản phẩm cho các nước thành viên EU đã được FDA Hoa Kỳ đánh giá và công nhận năng lực Cơ quan quản lý dược quốc gia. Và do đó, các sản phẩm dùng cho người nhập vào Hoa Kỳ từ các quốc gia FDA Hoa Kỳ chưa đánh giá và công nhận năng lưc Cơ quan quản lý Dược quốc gia vẫn cần phải chịu sự tái kiểm nghiệm của FDA Hoa Kỳ.
Các sản phẩm được điều chỉnh bởi Hiệp định EU – Hoa Kỳ bao gồm:
1. Thuốc hóa dược dùng cho người
2. Khí hơi y tế
3. Sinh phẩm dùng cho người bao gồm cả chế phẩm miễn dịch và sinh phẩm dược (biotherapeutics)
4. Thuốc phóng xạ dùng cho người
5. Thuốc vi lượng đồng căn, nếu được phân loại dùng cho người
6. Vitamin, khoáng chất và thảo dược, nếu được phân loại là thuốc
7. Hoạt chất làm thuốc (API)
8. Bán thành phẩm và sản phẩm chờ đóng gói
Các sản phẩm bị loại trừ khỏi phạm vi Hiệp Định bao gồm:
2. Tổ chức và mô người
3. Chế phẩm miễn dịch thú y
4. Các chế phẩm điều trị tiên tiến (ATMP: Advanced Therapy Medicinal Products)
Các quyết định liên quan đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh:
1. Về thú y: từ ngày 15/7/2019
2. Vaccine dùng cho người và các chế phẩm có nguồn gốc từ huyết tương: từ ngày 15/7/2022
3. Các chế phẩm dự định sử dụng trong thử lâm sàng, thuốc nghiên cứu: sẽ muộn hơn. Các chế phẩm này sẽ được đưa vào diện điều chỉnh chỉ sau khi FDA thanh/kiểm tra
Lãnh thổ áp dụng: Các sản phẩm sản xuất trên lãnh thổ EU và Hoa Kỳ và nhà sản xuất thuộc quốc gia thứ ba đã được thanh tra bởi Cơ quan quản lý mỗi Bên (Voluntary acceptance: tự nguyện chấp nhận).
Thông tin trao đổi giữa EU và Hoa Kỳ bao gồm: Thông tin về các hồ sơ/tài liệu liên quan đến GMP. Đồng thời, EU cũng thiết lập và vận hành hệ thống cảnh báo hai chiều (two-way alert system) giữa EU và Hoa Kỳ.
Cần biết thêm rằng, vào tháng 8/2017, EMA, EC và FDA Hoa Kỳ đã ký Thỏa thuận Bảo mật (Confidential Arrangement) trong lĩnh vực thanh tra GMP, cho phép trao đổi toàn bộ các báo cáo thanh tra, bao gồm cả các thông tin bảo mật. 
Kỳ 4: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
PGS.TS Lê Văn Truyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý