Miễn dịch hô hấp có vai trò gì với phòng, điều trị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng điển hình

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết khi chăm con

Muốn giảm viêm mũi dị ứng: Đừng quên Nhàu!

Viêm mũi dị ứng: Tưởng bệnh “xoàng” mà gây nhiều biến chứng

Hay ngồi phòng điều hòa làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng, là cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và cũng là hệ thống chịu tránh nhiệm về các phản ứng dị ứng với các chất vô hại.

Bởi vệ miễn dịch có thể dễ dàng phá hủy tế bào, nên điều quan trọng là cần ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công các chất vô hại.

Cả hai hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng đều đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng - xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với các chất vô hại trong môi trường (như bụi, phấn hoa).

Hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoạt động để chống lại tất cả các tác nhân có hại từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch thích ứng thường chỉ tham gia vào các đáp ứng miễn dịch đối với vi khuẩn, độc tố và kháng nguyên virus. Nó liên quan đến việc sản xuất kháng thể (globulin miễn dịch) để chống lại một mục tiêu cụ thể nào đó. Mục tiêu của kháng thể được gọi là kháng nguyên. Các kháng thể lưu thông trong máu và phản ứng với các kháng nguyên đặc hiệu của chúng.

Ở một số người, hệ thống miễn dịch bẩm sinh phản ứng bất thường và gắn kết với một phản ứng với các tác nhân trong môi trường mà thông thường không kích thích phản ứng. Phản ứng miễn dịch bất thường này gây dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng điển hình.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Có hai nguyên nhân chính gây ra viêm mũi dị ứng: Đó là cơ thể tiếp xúc với dị nguyên và cơ địa dị ứng.

Các dị nguyên thường gặp là:

- Dị nguyên đường thở: Bụi, phấn hoa, lông chó, mèo...

- Dị nguyên thực phẩm: Trứng, sữa, các loại hản sản (tôm, cua, sứa...)

- Dị nguyên thuốc: Thuốc kháng sinh...

Trong đó, bụi nhà là nguyên nhân chính gây ra các bệnh dị ứng đường hô hấp trong đó có viêm mũi dị ứng. Bởi bụi nhà chứa nhiều tạp chất có tính kháng nguyên như ve, lông, nấm mốc...

Một vài tác nhân gây viêm mũi dị ứng

Khi hít phải những tác nhân này trong không khí, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm tưởng là những tác nhân gây hại, lập tức sản xuất kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Phản ứng này gây ra một loại các triệu chứng như: Hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi, đau mắt, ngứa mắt...

Phòng, điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Về mặt lý thuyết, để phòng và điều trị viêm mũi dị ứng, tốt nhất là tránh các dị nguyên gây dị ứng. Nhưng trên thực tế, điều này rất khó hoặc không thể thực hiện được, ngay cả ở những quốc gia phát triển có không khí sạch. Bởi dù không khí sạch đến đâu cũng có phấn hoa - dị nguyên gây viêm mũi dị ứng phổ biến. Bởi vậy, tránh dị nguyên gần như là điều không thể.

Muốn phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên tác động vào miễn dịch hô hấp của bản thân, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, nhờ vậy sẽ giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Để tăng cường khả năng miễn dịch hô hấp, có một cách đơn giản là bổ sung các lợi khuẩn như Lactobacillus Rhamnosus, Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulan và Bacillus subtils.

Bạn có thể bổ sung các lợi khuẩn này từ các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ.

Vân Anh H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên