Hành trình giảm run tay, tìm lại niềm vui của một cựu chiến binh

Bà Diệp từng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, thiếu tự tin chỉ vì run tay

Tay run khi cầm đồ vật cảnh báo bạn đang mắc bệnh này

Run tay chân: Không phải lúc nào cũng do bệnh Parkinson

Run tay sau khi uống rượu có đáng lo ngại không?

Bệnh Parkinson: Lấy lại được cuộc sống bình thường nhờ liệu pháp thay thế dopamine

Run tay ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, lấy mất sự tự tin

Vốn là một cán bộ quân đội đã về hưu, những tưởng bà Nguyễn Thị Bích Diệp có thể an nhàn tận hưởng cuộc sống khi con cái đều đã trưởng thành nhưng nhiều biến cố bất ngờ ập tới, khiến cuộc sống của bà dần đảo lộn.

Năm 2012, chồng bà đột ngột ra đi, không lâu sau đến lượt mẹ đẻ cũng qua đời. Dù là một người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ, bà Diệp cũng không tránh khỏi cảm giác trống vắng, cô đơn khi mất đi 2 người thân trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi. Có lẽ đây chính là một phần nguyên nhân dẫn tới chứng run tay của bà.

“Tôi nhận thấy mình bị run tay từ mấy năm nay rồi, đặc biệt là khi tôi làm bất kể việc gì, ví dụ như cầm con dao hay cầm đôi đũa thôi cũng không được chính xác, tay cứ hơi run run. Ban đầu tôi cũng không chú ý lắm, nhưng dần dần mức độ run tay ngày một tăng lên, tôi mới chợt nhận ra bệnh tình của mình quá nặng”, bà Diệp chia sẻ.

Tình trạng run tay khiến việc cầm cốc uống nước cũng trở nên khó khăn

Bà kể lại ngày ấy, trong mỗi bữa ăn bà đều gặp khó khăn khi cầm đũa gắp thức ăn. Bàn tay run lẩy bẩy, run mạnh tới nỗi khiến thức ăn rơi vãi, văng lung tung. Khi cầm ly nước lên uống, tay cũng run lật bật, khiến nước sóng sánh ra ngoài.

Ăn ở nhà, người thân còn có thể thông cảm được, chứ mỗi khi có dịp phải đi ăn tiệc, gặp gỡ bạn bè, bà Diệp chia sẻ mình cảm thấy rất thiếu tự tin, ngại giao tiếp. “Những dịp như vậy tôi không dám tự gắp thức ăn mà phải nhờ người khác gắp cho. Thực sự khi ấy vì run tay mà tôi thấy rất thiếu tự tin, buồn bã và bi quan”.

Cho tới một lần, bà giật mình hoảng sợ khi trong lúc thái đồ ăn, tay bà run lắc mạnh làm con dao rơi xuống đất. Con gái nhìn thấy mới hoảng hốt, vội giục mẹ đi khám bệnh. Lúc đó bà Diệp mới bắt đầu đi thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, dù đã đi nhiều viện khám, dùng nhiều thuốc theo đơn của bác sỹ nhưng tình trạng run tay của bà vẫn không thuyên giảm.

Kiên trì tìm cách giảm run tay

Nỗi lo về việc không thể tự chăm sóc bản thân khi về già khiến bà Diệp luôn thấy bức bối, không chịu bỏ cuộc trên con đường tìm cách chữa chạy run tay. Sự kiên trì của bà cuối cùng cũng mang tới kết quả khi bà vô tình tìm đọc được trên mạng về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thiên ma, câu đằng.

Bản thân bà Diệp cũng biết điều cần nhất khi chữa bất kỳ căn bệnh nào cũng là sự kiên trì. Do đó, khi tìm được sản phẩm này, bà cũng không mong đợi sản phẩm có thể giúp mình giảm run tay trong ngày một ngày hai.

“Khi biết tới sản phẩm, tôi cũng phải tìm hiểu kỹ, sau đó mới quyết định dùng thử. Thú thật khi ấy tôi cũng cứ tin và dùng vậy thôi chứ không biết được bệnh có thể giảm được chừng nào. Dần dần, khi thấy tay bớt run, rồi hết hẳn run lúc nào không biết, tôi thực sự thấy rất mừng rỡ”, bà Nguyễn Thị Bích Diệp vui mừng nói.

Hết run tay, bà Diệp đã tìm lại cuộc sống ý nghĩa - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lấy lại được cuộc sống bình thường, nhưng vẫn duy trì dùng sản phẩm hỗ trợ

Tới nay, bà Diệp chia sẻ mình đã qua 4 đợt uống, mỗi đợt 10 hộp. “Kể từ ngày không còn run tay, giờ tôi thấy hoàn toàn tự tin, không còn mặc cảm nữa, ngay cả khi giao tiếp với bạn bè. Tay tôi giờ cầm nắm đồ vật cũng rất chính xác, không còn biểu hiện run nữa”, bà Diệp cho biết.

Trước kia, khi tham gia văn nghệ tại đơn vị công tác, bà Diệp cầm micro là tay run lẩy bẩy, mọi người ngồi dưới ai cũng bảo chắc bà run quá. Tuy nhiên, tới nay, lên sân khấu tình trạng này không còn diễn ra nữa. Các động tác chính xác khi cầm máy chụp ảnh bà cũng đã làm lại được, cầm ly nước cũng rất bình tĩnh, không hề bị run tay, sánh đổ ra ngoài như trước nữa.

Thông tin bài viết và hình ảnh được phóng viên Health+ trực tiếp ghi nhận. Tổ chức/cá nhân không đăng tải lại nội dung bài viết khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí.

Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ