Nhật Bản đạt giải Nobel y học về nghiên cứu tế bào

Giải Nobel y học 2016 đã dành cho một nghiên cứu về tế bào

TPCN chống lão hoá của các nhà khoa học Nobel

Giải Nobel y học về hệ thống GPS của não người

Thử nghiệm tế bào gốc: Hy vọng mới cho bệnh tim mạch

Tìm ra cơ chế di căn của tế bào ung thư

Nghiên cứu của Yoshinori Ohsumi

Các nhà khoa học đã nhận thức về sự tự hủy của tế bào từ khoảng những năm 1960, nhưng biết rất ít về cơ chế hoạt động của nó. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy một tế bào có thể tiêu diệt một phần của chính nó bằng cách di chuyển phần tế bào hư hỏng tới một khoang khác (lysosome) để tự tiêu hủy.

Cơ chế tự hủy tế bào đã được làm rõ hơn khi ông Ohsumi tiến hành thí nghiệm tiên phong với nấm men bánh mì năm 1990. Thí nghiệm của ông đã sử dụng nấm men bánh mì để xác định gene cần thiết cho sự tự hủy của tế bào.

Cơ chế tự hủy của tế bào.

Sau đó, ông đi vào nghiên cứu để làm sáng tỏ các cơ chế cơ bản của sự tự hủy trong nấm men, và cho thấy các hoạt động tương tự cũng được sử dụng trong các tế bào của chúng ta.

Nhà sinh vật học Yoshinori Ohsumi đã chỉ ra rằng, lysosome không phải là một bãi chứa chất thải mà nó là một “nhà máy” tái chế.

Nghiên cứu này có ý nghĩa gì với chúng ta?

Nhờ ông Yoshinori Ohsumi và những người cùng nghiên cứu về đề tài này, giờ đây chúng ta biết rằng sự tự hủy tế bào kiểm soát các chức năng sinh lý quan trọng, trong đó các thành phần của tế bào cũng cần phải được phân hủy và tái chế.

Nhà sinh vật học Yoshinori Ohsumi - người đoạt giải Nobel y học 2016.

Sự tự hủy này có thể nhanh chóng cung cấp nhiên liệu cho các khối năng lượng và giúp đổi mới thành phần tế bào - là điều cần thiết để các tế bào phản ứng với cảm giác đói và sự căng thẳng.

Nếu bạn bị lây nhiễm, sự tự hủy tế bào có thể loại bỏ các vi khuẩn, virus xâm nhập tế bào.

Đột biến gene liên quan tới sự tự hủy của tế bào có thể gây bệnh di truyền. Rối loạn trong hoạt động tự hủy tế bào cũng có liên quan đến bệnh ung thư.

Tầm quan trọng của nghiên cứu này là sự tự hủy của tế bào có thể loại bỏ vi khuẩn xâm nhập nội bào, có tác dụng với các bệnh Parkinson, đái tháo đường type 2 và các rối loạn khác, đặc biệt ở người già.

Mục tiêu nghiên cứu tiếp theo là phát triển các loại thuốc có thể nhắm mục tiêu áp dụng sự tự hủy tế bào trong các tế bào bệnh khác nhau.

Vi Bùi H+ (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn