Điều trị bằng huyết tương: Hy vọng mới cho bệnh nhân nhiễm Covid-19

Huyết tương là dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra

Tập thể dục tại nhà thế nào khi phải cách ly xã hội phòng ngừa Covid-19?

Chưa có bằng chứng khoa học về việc Covid-19 truyền từ thai phụ sang thai nhi

Điều trị Covid-19: Tuyệt đối không dùng chung thuốc sốt rét và thuốc đái tháo đường

Bộ tranh cảm động về những "thiên thần áo trắng" đang chiến đấu chống Covid-19

Nghiên cứu truyền huyết tương được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, đăng tải trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Hai nhóm bác sỹ làm việc tại các bệnh viện riêng biệt ở Trung Quốc đã truyền huyết tương giàu kháng thể cho 15 bệnh nhân bị bệnh nặng và ghi nhận những cải thiện đáng kinh ngạc ở nhiều người trong số họ.

Trong một nghiên cứu thí điểm, các bác sỹ ở Vũ Hán đã truyền huyết tương của các bệnh nhân khỏi bệnh sau khi nhiễm virus Corona (Covid-19) cho 10 bệnh nhân bị bệnh nặng và phát hiện ra rằng nồng độ virus trong cơ thể bệnh nhân giảm nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh nhân như khó thở, đau ngực, sốt và ho cũng được cải thiện.

Ông Xiaoming Yang thuộc Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Quốc gia về vaccine ở Vũ Hán nhận định đây có thể là biện pháp cấp cứu tiềm năng đối với các ca bệnh nặng. Tuy nhiên ông cảnh báo cần thực hiện nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.

Tình trạng bệnh nhân nhiễm Covid-19 cải thiện, dừng thở máy sau khi truyền huyết tương

Nhóm nghiên cứu khác từ Bệnh viện Nhân dân số 3 (Thâm Quyến) do bác sỹ do Lei Liu điều hành, cũng truyền huyết tương cho 5 bệnh nhân nguy kịch. Triệu chứng của bệnh nhân được cải thiện trong vòng 10 ngày, 3 người được dừng thở máy, theo một báo cáo sơ bộ đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA).

Những phát hiện mới này làm tăng hy vọng vào liệu pháp này. Huyết tương của các bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm Covid-19 có thể được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch của những bệnh nhân có kháng thể yếu, phòng chống nhiễm trùng.

Điều trị bằng huyết tương từng được sử dụng trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Thực tế, những người đã khỏi một bệnh nhiễm trùng thường phát triển kháng thể, lưu thông trong máu, có khả năng tiêu diệt mầm bệnh khi virus tấn công trở lại. Truyền huyết tương chứa kháng thể vào bệnh nhân hoặc người có nguy cơ bị nhiễm bệnh, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng tự bảo vệ cơ thể.

Các nước trên thế giới bắt đầu thử nghiệm điều trị Covid-19 bằng huyết tương

Liệu pháp này đã thúc đẩy các bác sỹ Hoa Kỳ thử nghiệm phương pháp dịch trong bối cảnh đại dịch bùng phát ở New York. Các nghiên cứu tương tự dự kiến ​​sẽ bắt đầu ở Anh trong vài tuần tới. Trung tâm huyết học quốc gia Anh đã bắt đầu sàng lọc máu từ bệnh nhân để tìm huyết tương giàu kháng thể để sử dụng trong các thử nghiệm đó.

Giáo sư David Tappin, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Glasgow đã đăng ký vào Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Vương quốc Anh để thực hiện 2 thử nghiệm lâm sàng với huyết tương phục hồi. Họ sẽ tìm kiếm bằng chứng cho thấy huyết tương có thể bảo vệ các bác sỹ tuyến đầu khỏi virus, ngăn ngừa tình trạng sức khỏe của bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt xấu đi và cải thiện tình trạng của những bệnh nhân nặng.

Ông Tappin cho biết: Báo cáo từ Vũ Hán đã chứng minh việc truyền huyết tương cho các bệnh nhân nặng là an toàn. Đây cũng là kết quả đáng mừng với bệnh nhân. Tuy nhiên ông khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu trước khi thử nghiệm ở phạm vi rộng.

Giáo sư Munir Pirmohamed, Chủ tịch Hiệp hội Dược học Anh cũng cảnh báo: Đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên và các bệnh nhân cũng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác như thuốc chống virus remdesivir. Chúng ta cần tập trung tìm hiểu về độ an toàn của kháng thể và các chất khác trong huyết tương. Ngay cả khi phương pháp này hiệu quả, việc điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân có thể trở thành một vấn đề.

Phạm Mơ H+ (Theo The Guardian)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn