“Cơ thể ta đã hai triệu năm” cuốn sách hay về sức khỏe bạn không nên bỏ qua

"Cơ thể ta đã hai triệu năm" giúp giải mã các căn bệnh thời hiện đại

Bí quyết sống khỏe trong “Cơ thể ta đã hai triệu năm”

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao?

Mách mẹ bầu cách ngăn rạn da khi mang thai

Dấu hiệu nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung

Cuốn sách "Cơ thể ta đã hai triệu năm" là một trong 2 tác phẩm đầu tay của tác giả Yongchul Kwo. Tác giả muốn giúp bạn  đọc tìm hiểu và nhận biết những cơ chế thích nghi nguyên thủy của con người. Từ đó, đưa ra những thay đổi trong chế độ ăn, thói quen sinh hoạt để điều chỉnh cơ chế này cho phù hợp với đời sống hiện đại để mang lại lợi ích sức khỏe tối đa.

Khi chuyển ngữ sang bản Tiếng việt, dịch giả Phạm Hồng Nhung đã sử dụng từ ngữ đời thường, gần gũi giúp bạn đọc có thể dễ dàng tiếp nhận và khi đọc cuốn sách này xong ai cũng có thể phán đoán, lựa chọn được những thông tin đúng đắn về sức khỏe, trang bị cho bản thân khả năng tự quyết định.

Tác giả Yongchul Kwon là một bác sỹ theo chuyên gia Y học tiến hóa tại Hàn Quốc. Ông từng theo học ngành y tại Hàn Quốc và Canada.

Sách được chia làm 4 phần với các nội dung:

Phần 1: Tại sao cơ thể chúng ta đột ngột suy nhược?

Phần 2: Cơ thể chúng ta đã sống hài hòa như thế nào?

Phần 3: Ăn cái gì và ăn thế nào?

 Phần 4: Thay đổi công tắc gene theo ý muốn

Đặc biệt, tác giả Kwo đã dành 8 chương trong phần 2 để giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cách cơ thể đã sống hài hòa và cạnh tranh khốc liệt thế nào? 

Phần hai trong cuốn sách "Cơ thể ta đã hai triệu năm" mang lại góc nhìn thú vị lĩnh vực sức khỏe

Ở phần này, tác giả có đưa ra một số quan điểm nổi bật như:

Mang thai là sự cạnh tranh sinh tồn quyết liệt giữa người mẹ và bào thai

Tác giả đã có góc nhìn về phản ứng của cơ thể người mẹ và bào thai là không đồng nhất. Đối với người mẹ, nếu bào thai làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc về sau sinh còn ra, người mẹ dễ gặp nguy hiểm thì việc ngừng có thai là lựa chọn được cơ thể người mẹ ưu tiên.

Nhưng khác với người mẹ, bào thai tự biết rằng được sinh ra là các bảo tồn gene di truyền của mình. Cho dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình mang thai nhưng bào thai vẫn lựa chọn đến cùng được sinh trưởng trong bụng người mẹ. Do đó, bào thai thích nghi để giảm tối đa khả năng bị sảy. Tương tự, cơ thể người mẹ cũng có nhiều chiến lực để xử lý đối với bào thai đang gây nguy hiểm. Vì vậy, có thể nói mang thai cũng là một quá trình đấu tranh sinh tồn giữa người mẹ và bào thai.

Trẻ bị sốt không cần uống thuốc hạ sốt

Khi đọc đến phần này nhiều độc giả sẽ đặt nhiều nghi vấn. Tuy nhiên tác giả Yongchul Kwon đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của mình. Ông cho rằng, trẻ nhỏ thường dễ bị sốt cao do cảm cúm đơn thuần chứ không phải do cơ thể bị bệnh gì nghiêm trọng. Khi trẻ bị sốt, cởi bớt áo để hạ nhiệt cho trẻ là một biện pháp tốt nhất. Bên cạnh đó, hãy làm mát nhiệt độ môi trường xung quanh. Như vậy thì trẻ sẽ không bị sốt quá 40 độ C. Khi đã làm mát môi trường xung quanh thì không cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thân nhiệt của trẻ sẽ giảm xuống một cách tự nhiên. Đồng thời, cơ thể chúng vẫn được hưởng lợi từ cơ chế sốt.

Đặc biệt, trong cuốn sách còn đưa ra nhận định về tình trạng gene di truyền có thể “bật” hoặc “tắt” tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Tất cả khái niệm, cơ chế hoạt động được tác giả đưa vào xuyên suốt cả cuốn sách, nhưng được cụ thể hơn ở phần 4.

Ngoài ra, còn rất nhiều quan điểm hay, thú vị của tác giả trong "Cơ thể ta đã hai triệu năm" sẽ giúp bạn đọc hiểu được nguyên tắc thích nghi từ đó đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cuốn Cơ thể ta đã hai triệu năm do Thái Hà Book phát hành.
Giá bìa: 79.000 đồng.
Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết